|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

\"Đừng lập doanh nghiệp công nghệ chỉ vì ưu đãi của nhà nước'

17:49 | 15/12/2017
Chia sẻ
Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (SYS), nhận định rằng, nếu các start-up có ý định tự lập hay chuyển sang hình thức doanh nghiệp khoa học công nghệ để hưởng ưu đãi thì đó là cách tiếp cận sai lầm
 

Hội thảo “Vị thế của Doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong bối cảnh quốc gia khởi nghiệp” do Văn phòng Chuyển giao Công nghệ và Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp tổ chức diễn ra tại Hà Nội vào sáng 15/12. Mục đích của hội thảo là làm rõ về các vấn đề xung quanh việc thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Trò chuyện tại Hội thảo, anh Lưu Hải Minh, Chủ tịch Công ty cổ phần công nghệ mới Nhật Hải, một start-up từng gọi vốn thành công từ “cá mập” Phú trong “Thương vụ bạc tỷ” chia sẻ: Ban đầu, ông thành lập một doanh nghiệp chuyên công nghệ thông tin. Ngay khi công việc kinh doanh đạt tới đỉnh cao, anh đã nhận ra ngành này không thể phát triển mạnh hơn nữa. Vì thế, anh quyết định thành lập công ty công nghệ cùng với suy nghĩ “sao không làm Doanh nghiệp KHCN để hưởng chính sách miễn thuế.

Anh Lưu Hải Minh chia sẻ trong Hội thảo. Video: Bùi Mến

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong kinh doanh, nhưng không được xếp vào doanh nghiệp khoa học công nghệ.

“Muốn là một doanh nghiệp khoa học công nghệ, các bạn phải chọn một trong ba yếu tố. Thứ nhất, doanh nghiệp phải có bằng sáng chế. Thứ hai, bạn phải nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Thứ ba phải có chủ quyền sử dụng hoặc sở hữu từ các tài sản trí tuệ cấp nhà nước”, anh Minh nói.

du ng la p doanh nghie p cong nghe chi vi uu da i cu a nha nuo c
Anh Lưu Hải Minh (người cầm micro), anh Phạm Vũ Việt Hoàng (người mặc vest trắng) và chị Đỗ Tú Anh tham gia buổi tọa đàm trong Hội thảo “Vị thế của Doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong bối cảnh quốc gia khởi nghiệp”. Ảnh: Bùi Mến

Anh Phạm Vũ Việt Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Gia Hưng, nhấn mạnh: Để trở thành doanh nghiệp khoa học công nghệ, điều quan trọng nhất là doanh nhân phải xác định hướng đi, tức phải chọn loại sản phẩm và đưa ra những yếu tố công nghệ mà họ muốn làm.

Nói về ưu đãi của chính phủ dành cho doanh nghiệp khoa học công nghệ, chị Đỗ Tú Anh, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (SYS), nhận định rằng, nếu các start-up có ý định tự lập hay chuyển sang hình thức doanh nghiệp khoa học công nghệ để hưởng ưu đãi thì đó là cách tiếp cận sai lầm, vì tạo ra giá trị thực sự về khoa học công nghệ không phải việc dễ.

"Đây là ưu đãi của chính phủ dành cho nhưng doanh nghiệp chấp nhận khó khăn để mang đến sản phẩm có giá trị, mang đến lợi ích thực sự cho người tiêu dùng. Giá trị đó sẽ đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia", chị nhấn mạnh.

Bùi Mến