Dự báo giá heo hơi ngày 22/10: Miền Nam sẽ dứt chuỗi ngày giảm liên tiếp?
Giá heo hơi giảm nhẹ tại miền Nam
Heo hơi miền Bắc hôm nay lặng sóng vào ngày đầu tuần với mức giá trung bình giao động trong khoảng 57.500 - 65.000 đồng/kg.
Giá heo hơi miền Trung, Tây Nguyên cũng ổn định so với cuối tuần vừa qua. Hiện khu vực này đang duy trì mức trung bình trong khoảng 52.000 - 60.000 đồng/kg.
Heo hơi miền Nam hôm nay ghi nhận đà giảm tiếp diễn với mức giảm 1.000 đồng/kg tại Hậu Giang, Tiền Guang, Bến Tre. Theo đó, giá trung bình khu vực này giảm xuống trong mức giao động khoảng 55.000 - 62.000 đồng/kg.
Tại thị trường Trung Quốc, theo dữ liệu tổng hợp trên trang zhujiage, giá heo hơi tại Trung Quốc tăng tới 0,86 nhân dân tệ/kg lên 37,26 nhân dân tệ/kg (khoảng 122.000 đồng/kg), với thị trường chủ yếu bắt đầu đợt tăng mới.
Biên độ tăng của giá heo hơi dao động trong khoảng 0,32 - 0,83 nhân dân tệ/kg, còn biên độ giảm là 0,01 - 0,17 nhân dân tệ/kg.
Giá heo hơi cao nhất cả nước được ghi nhận tại Phúc Kiến, trung bình đạt 40,1 nhân dân tệ/kg (khoảng 131.173,37 đồng/kg); mức giá thấp nhất vẫn tại Thanh Hải, trung bình vẫn ở mức 13 nhân dân tệ/kg (tương đương 42.525,03 đồng/kg).
Ảnh minh họa
Việt Nam nghiên cứu ra vaccine phòng dịch tả heo châu Phi?
Theo VTV, cấu trúc 3 chiều của virus dịch tả heo châu Phi (ASF) vừa được các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố tìm thấy, điều này sẽ tạo cơ sở cho việc phát triển một loại vaccine hiệu quả và an toàn chống lại căn bệnh này.
Nhóm nghiên cứu đã mất hơn 4 tháng để thu thập dữ liệu về chủng dịch virus ASF. Nghiên cứu đã xác định cấu trúc protein của virus và thông tin chính về kháng nguyên. Đồng thời, nghiên cứu cũng hé lộ cách thức virus xâm nhập vào tế bào chủ và cách chống lại virus của vật chủ.
Còn tại Việt Nam, các khoa học thuộc Học viện nông nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu ra vaccine phòng dịch tả heo châu Phi. Sau 6 tháng triển khai, vaccine đạt tỉ lệ bảo hộ khoảng 70% trên đàn heo thử nghiệm.
Heo nái khỏe được tiêm vaccine, cho sống cùng heo bị nhiễm bệnh vẫn khỏe mạnh và có thể đẻ con. Thành công bước đầu này của các khoa học Việt Nam được cho là giải pháp mở ra cho ngành chăn nuôi Việt Nam trong kiểm soát hiệu quả nguồn bệnh lây lan.
Trong khi đó, theo Thanh Niên, Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Cà Mau cho biết tỉnh này đã chi số tiền hơn 40 tỉ đồng cho công tác phòng, chống dịch ASF.
Trong đó, chi hỗ trợ người tham gia trực tại các trạm, chốt là hơn 10 tỉ đồng, chi phí cho công tác xử lí dịch bệnh và phòng chống dịch tại các địa phương và mua dụng cụ in tờ rơi tuyền truyền là 8 tỉ đồng; hỗ trợ tiêu hủy cho người chăn nuôi là 17,9 tỉ đồng...
Theo nhận định Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Cà Mau, trong thời gian tới, dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, kéo dài, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lây lan ra những địa phương khác nên các kinh phí này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.