Dự báo giá heo hơi ngày 19/3: Thị trường sẽ tiếp tục biến động trong thời gian tới?
Giá heo hơi hôm nay biến động trái chiều
Thị trường heo hơi khu vực miền Bắc hôm nay có chiều hướng biến động tại nhiều nơi trong khu vực. Theo đó, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, Thái Nguyên hiện giao dịch tại mức thấp nhất khu vực là 51.000 đồng/kg. Trái lại, Lào Cai và Phú Thọ tăng 1.000 đồng/kg, hiện thu mua heo hơi chung mức 53.000 đồng/kg. Cùng chiều tăng còn có Bắc Giang và Hưng Yên, giá heo hơi nhích từ 2.000 đồng/kg đến 3.000 đồng/kg lên khoảng 55.000 - 57.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Trung, Tây Nguyên tăng - giảm nhiều nhất là 2.000 đồng/kg trong hôm nay. Cụ thể, Quảng Bình và Quảng Trị cùng giảm 2.000 đồng/kg, hiện giao dịch chung mức 52.000 đồng/kg. Trong khi đó, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh và Thanh Hóa tăng từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg, hiện thu mua tại mốc cao nhất khu vực là 54.000 đồng/kg. Tương tự, Nghệ An tăng 2.000 đồng/kg lên mức 53.000 đồng/kg, cùng với Bình Định, Lâm Đồng và Đắk Lắk.
Tại miền Nam, giá heo hơi hôm nay tăng - giảm rải rác ở một số nơi. Theo đó, Vĩnh Long, Cần Thơ, Cà Mau và Bến Tre giao dịch trong khoảng 52.000 - 55.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua. Sau khi giảm từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg, thương lái các tỉnh Vũng Tàu, Bình Phước, TP HCM, Bình Dương, Đồng Tháp, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng hiện thu mua heo hơi trong khoảng 51.000 - 52.000 đồng/kg.
Chăn nuôi năm 2022: Nhận diện nguy cơ tồn đọng trong ngành
Cùng với những khó khăn trong nội tại ngành, bước sang năm 2022, ngành chăn nuôi tiếp tục đối diện với nhiều thách thức lớn từ tác động của dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khiến thị trường tiêu thụ bất ổn, chi phí sản xuất đầu vào tăng,…
Trong đó, giá thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y tăng cao vẫn là gánh nặng lớn nhất với ngành chăn nuôi lúc này. Chỉ tính riêng năm 2021, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng từ 30 - 40%. Bước sang năm 2022, giá các mặt hàng này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đặc biệt, căng thẳng giữa Nga và Ukraine càng khiến giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao.
Ảnh hưởng từ cuộc xung đột này cũng khiến giá xăng dầu trong nước và thế giới tăng mạnh, trực tiếp ảnh hưởng đến việc lưu thông vận chuyển tất cả các mặt hàng liên quan đến chăn nuôi như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, con giống, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật… Từ đó kéo theo chi phí đầu vào của ngành chăn nuôi tăng cao, nhiều cơ sở đối diện nguy cơ “treo chuồng”.
Trước những tác động trên, thị trường hiện cũng là một thách thức lớn của ngành chăn nuôi Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Người chăn nuôi rất khó lường trong việc nhập đàn, tái đàn xây dựng kế hoạch, quy mô sản xuất trong năm, theo báo Hà Nội Mới.
Hà Nội hiện có 7.528 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, vừa, nhỏ, bao gồm 110 trang trại lớn, 1.609 trang trại vừa, 5.809 trang trại nhỏ. Về số lượng và chất lượng đàn heo 1,37 triệu con tăng 9% so với cùng kỳ. Nếu ngành Chăn nuôi Hà Nội không đổi mới, tăng khả năng thích ứng và bắt kịp xu hướng phát triển thì mất cơ hội cạnh tranh, rất khó khôi phục, hội nhập.