Các doanh nghiệp trong nước đang tích cực chuẩn bị về công nghệ, nhân lực, kỹ thuật... để có thể tham gia thi công dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Bộ Giao thông vận tải vừa đề xuất phương án bổ sung vào điều khoản chuyển tiếp trong Luật PPP sửa đổi để tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT ký kết trước năm 2021.
Theo báo cáo của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), hạng mục đường cất, hạ cánh của sân bay Long Thành dự kiến hoàn thành và khai thác kỹ thuật trước ngày 30/4/2025, vượt tiến độ ba tháng so với hợp đồng.
Theo Cục Đường sắt Việt Nam, cần khoảng 183.856 tỷ đồng để đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh dài 447,66 km, đi qua 10 tỉnh, thành phố.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định phê duyệt chủ trương mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn từ hai làn xe lên 4 làn xe, với tổng mức đầu tư gần 6.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Một trong những vấn đề được dư luận quan tâm là việc tuyến đường sắt tốc độ cao dự kiến sẽ đi qua tỉnh Nam Định. Nhiều ý kiến cho rằng, hướng tuyến như vậy là đi "vòng", ảnh hưởng đến chi phí đầu tư cũng như chi phí vận hành khai thác. Đồng thời, không đáp ứng được chỉ đạo của Chính phủ là "bảo đảm hướng tuyến thẳng nhất có thể".
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, ngành và địa phương tăng tốc để đạt mục tiêu đến hết năm 2025, vùng Đồng bằng sông Cửu Long hoàn thành 600 km cao tốc và đến năm 2030 có khoảng 1.200 km.
Nguồn vật liệu cát, đất, đá để xây dựng cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 đã được các địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu gấp rút tìm kiếm và đẩy nhanh thủ tục khai thác. Đến nay, vật liệu thi công cho các dự án cao tốc về cơ bản đã không còn thiếu.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1120/QĐ-TTg ngày 8/10/2024 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Đình Khao nối hai tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre theo phương thức đối tác công tư.