|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dragon Capital đã bán 1,4 triệu cổ phiếu, không còn là cổ đông lớn của FPT

20:35 | 28/12/2021
Chia sẻ
3 quỹ thành viên thuộc Dragon Capital đã bán gần 1,4 triệu cổ phiếu FPT trong ngày 23/12, giảm tỷ lệ sở hữu của cả nhóm xuống 4,9% và không còn là cổ đông lớn của công ty.

Dragon Capital vừa công bố thông tin đã bán gần 1,4 triệu cổ phiếu FPT trong ngày 23/12. Sau giao dịch, nhóm quỹ này giảm số lượng cổ phiếu nắm giữ từ 45,8 triệu cp xuống 44,4 triệu cp, tương đương tỷ lệ sở hữu từ 5,05% xuống 4,9% và rời khỏi ghế cổ đông lớn của Công ty Cổ phần FPT.

Về giao dịch cụ thể, Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL), quỹ có quy mô vốn lớn nhất của Dragon Capital, đã bán 644.400 cổ phiếu FPT, giảm số lượng cổ phiếu nắm giữ xuống 11,7 triệu đơn vị (tỷ lệ sở hữu 1,27%). Hiện VEIL vẫn là quỹ thành viên của Dragon Capital sở hữu nhiều vốn nhất tại FPT.

Bên cạnh đó, hai quỹ Norges Bank và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust [Equity] cũng bán ra lần lượt 500.000 cp và 240.858 cp, giảm tỷ lệ sở hữu xuống tương ứng 0,36% và 0%.

Tạm tính theo giá 93.200 đồng/cp chốt phiên ngày 23/12, Dragon Capital đã thu về khoảng 129 tỷ đồng từ việc bán lượng cổ phiếu trên.

Dragon Capital bán 1,4 triệu cổ phiếu, không còn là cổ đông lớn FPT - Ảnh 1.

(Nguồn: Công bố thông tin của Dragon Capital).

Thời gian gần đây, Dragon Capital liên tục lướt sóng và chốt lời cổ phiếu FPT. Ngày 15/12, hai quỹ thành viên thuộc Dragon Capital đã bán 1,5 triệu cổ phiếu FPT và thu về 144 tỷ đồng.

Ngay trong phiên tiếp theo (16/12), quỹ Hanoi Investments Holdings Limited lại mua vào 206.500 cổ phiếu với giá 95.500 đồng/cp. Theo đó, tỷ trọng của Dragon Capital tại FPT tăng từ 4,99% lên 5,013% và trở lại ghế cổ đông lớn chỉ sau một ngày.

Bảo Ngọc

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.