|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh phiên cuối năm Kỷ Hợi: Tự doanh CTCK chưa dừng xả bất chấp khối ngoại ghi nhận chuỗi 4 phiên mua ròng liên tiếp

08:25 | 22/01/2020
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 22/1 trở lại nhóm cổ phiếu tài chính và bất động sản. Bộ phận tự doanh tiếp tục bán ròng 48 tỉ đồng với tâm điểm giao dịch chứng chỉ quĩ ETF nội.

Dòng tiền thông minh trở lại nhóm tài chính và bất động sản

VN-Index tiếp tục đà tăng điểm tích cực trong cả hai phiên sáng và chiều. Nhờ lực đẩy từ nhóm cổ phiếu bluechips như VHM, VNM, GAS, BID, VPB, chỉ số đã thành công thử thách ngưỡng 983 điểm.

Thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ và nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng là hai tín hiệu khả quan trong phiên hôm nay, trong bối cảnh phần lớn các TTCK lớn trong khu vực đều gặp sự điều chỉnh.

Bên cạnh đó, danh mục rổ chỉ số VN30 với sự thêm mới hai cổ phiếu PLX, POW và loại bỏ DPM, GMD cũng được công bố trong ngày hôm nay.

Kết phiên, VN-Index tăng 7,74 điểm (0,79%) lên 986,37 điểm; HNX-Index tăng 0,91% lên 105,59 điểm; UPCoM-Index tăng 0,88% lên 55,98 điểm.

Thanh khoản thị trường đạt 201,8 triệu đơn vị giao dịch, tương ứng giá trị 3.940 tỉ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 720,8 tỉ đồng. Dòng tiền trở lại nhóm cổ phiếu hàng tài chính với giá trị 937 tỉ đồng, theo sau là cổ phiếu bất động sản.

Khối tự doanh tiếp tục bán ròng 48 tỉ đồng, tâm điểm giao dịch chứng chỉ quĩ ETF nội

Thống kê giao dịch trong phiên hôm qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục bán ròng 48 đồng với khối lượng 1,7 triệu đơn vị.

Dòng tiền thông minh phiên cuối năm Kỷ Hợi: Tự doanh CTCK chưa dừng xả bất chấp khối ngoại ghi nhận chuỗi 4 phiên mua ròng liên tiếp - Ảnh 1.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ FiinPro

Tại giao dịch chứng chỉ quĩ, khối tự doanh tập trung bán ra mã E1VFVN30 với giá trị 30,2 tỉ đồng. Đồng thời, mã này cũng ghi nhận giá trị mua vào 15,43 tỉ đồng.

Trong khi đó tại giao dịch cổ phiếu, mã dẫn đầu chiều bán ra là VPB với giá trị 21,78 tỉ đồng. Cùng ghi nhận giá trị bán trên 10 tỉ đồng trong phiên còn có PLX (17,01 tỉ đồng) và HPG (8,54 tỉ đồng).

Ngoài ra, khối tự doanh bán ra cổ phiếu HPG (8,54 tỉ đồng), PNJ (6,09 tỉ đồng), REE (5,12 tỉ đồng). Lọt top bán ra còn có mã GMD, MBB và VHM.

Ngược lại, khối này chủ yếu mua vào cổ phiếu FPT (20,4 tỉ đồng), theo sau là NT2 (11,17 tỉ đồng). Bên cạnh đó, bộ phận tự doanh cũng mua vào dưới 10 tỉ đồng các mã như VNM (7,98 tỉ đồng), STB (6,52 tỉ đồng), MWG (5,16 tỉ đồng) và HPG (5,07 tỉ đồng).

Khối tự doanh còn tìm đến cổ phiếu MBB, TCB và VHM với giá trị mua dưới 5 tỉ đồng.

Khối ngoại gom 56 tỉ đồng phiên thứ tư liên tiếp, gia tăng mua ròng BSR

Thống kê trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng 17 tỉ đồng cùng khối lượng 270.450 đơn vị. Top10 mã ghi nhận giá trị mua ròng cao trong phiên, dẫn đầu là HPG với 31,9 tỉ đồng. Theo sau đó, NĐT nước ngoài gom chứng chỉ quĩ E1VFVN30 và cổ phiếu VNM lần lượt 15,1 tỉ đồng và 12,7 tỉ đồng.

Cùng chiều, khối ngoại mua ròng dưới 10 tỉ đồng cổ phiếu GAS (7 tỉ đồng), STB (5,7 tỉ đồng) và HDB (4,6 tỉ đồng).

Dòng tiền thông minh phiên cuối năm Kỷ Hợi: Tự doanh CTCK chưa dừng xả bất chấp khối ngoại ghi nhận chuỗi 4 phiên mua ròng liên tiếp - Ảnh 2.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Top10 cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng, chịu áp lực lớn nhất là POW với giá trị 21,9 tỉ đồng. Bên cạnh đó, khối ngoại xả trên 10 tỉ đồng các mã DXG (12,5 tỉ đồng), NVL (11,1 tỉ đồng) và NT2 (10,5 tỉ đồng). Ngoài ra, cổ phiếu VRE ghi nhận giá trị bán ròng 6 tỉ đồng, CTG (5,9 tỉ đồng) và VJC (4,1 tỉ đồng).

Dòng tiền thông minh phiên cuối năm Kỷ Hợi: Tự doanh CTCK chưa dừng xả bất chấp khối ngoại ghi nhận chuỗi 4 phiên mua ròng liên tiếp - Ảnh 3.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Giao dịch trên HNX, NĐT nước ngoài mua ròng 2,7 tỉ đồng nhưng bán ròng khối lượng 187.319 cổ phiếu. Trong đó, dòng vốn ngoại tìm đến duy nhất cổ phiếu PVS với giá trị trên 1 tỉ đồng (4,5 tỉ đồng). Ngoài ra, các mã còn lại ghi nhận giá trị mua ròng dưới 1 tỉ đồng như DPS, VCS, NBC.

Diễn biến trái chiều, khối ngoại bán ròng NTP (1,4 tỉ đồng), kế đến là HUT (880 triệu đồng), WSC (561 triệu đồng) và TST (234 triệu đồng).

Đáng chú ý, hoạt động mua ròng tại thị trường UPCoM áp đảo với giá trị 36 tỉ đồng cùng khối lượng gần 5 triệu đơn vị nhờ giao dịch mua ròng đột biến tại cổ phiếu BSR. Theo đó, mã BSR được khối ngoại gom 43,1 tỉ đồng, là cổ phiếu duy nhất có giá trị ròng trên 10 tỉ đồng tại thị trường này.

Cùng chiều, NĐT ngoại mua ròng QNS (1,8 tỉ đồng), VTP (712 triệu đồng), LTG (204 triệu đồng).

Tại phía mua ròng, hai mã nổi bật gồm VLC và ACV lần lượt chịu áp lực thoái ròng từ khối ngoại là 7,45 tỉ đồng và 2,4 tỉ đồng. Mặt khác, dòng vốn ngoại rút khỏi cổ phiếu MPC (685 triệu đồng), FOX và VGI.

Ánh Hường