|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh: NĐT cá nhân trong nước chỉ còn gom ròng hơn 185 tỷ phiên bứt phá đầu tháng 3, tâm điểm VHM, SSI, MSN

06:30 | 02/03/2023
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index nỗ lực bứt phá, NĐT cá nhân mua ròng 185,9 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 69,7 tỷ đồng.

Mở cửa đầu phiên, thị trường đã nhanh chóng rơi vào trạng thái giảm điểm, thể hiện tâm lý bi quan từ sớm. Tuy nhiên, lực cầu dần xuất hiện khi chỉ số về quanh khu vực 1.010 điểm, đà tăng lan tỏa vào nửa cuối phiên chiều giúp VN-Index đóng cửa ở mốc 1.040 điểm, tăng 15,87 điểm, tương đương 1,55%.

Tổng khối lượng giao dịch cải thiện tăng 20,9% so với phiên trước, đạt 523 triệu cổ phiếu, tương ứng 8.261 tỷ đồng về giá trị. Tuy nhiên thanh khoản hiện đang duy trì dưới trung bình 20 phiên.

Phiên 1/3 ghi nhận 290 mã tăng chiếm ưu thế so với 106 mã giảm. Trong đó, ghi nhận đà tăng đến từ nhóm chứng khoán (VCI, VND, HCM, …), thép (HPG, NKG, HSG, …), xây dựng (CTD, FCN, HHV,…), ngân hàng (BID, CTG, STB, ...) góp phần nâng đỡ chỉ số. Ở chiều ngược lại, nhóm bất động sản là nhân tố tác động tiêu cực nhất lên chỉ số như VHM, NVL, KDH, DIG, NLG, ….

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tự doanh chuyển hướng mua ròng hơn 300 tỷ đồng

Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán, tự doanh mua ròng 304,8 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 316,9 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 12/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là ngân hàng, bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày 1/3 gồm FVPB, HPG, FPT, MSN, ACB, VCB, VNM, MWG, VIC, FUEVFVND.

Trong khi đó, nhóm bị bán ròng mạnh nhất là nhóm bán ròng là nhóm xây dựng và vật liệu. Top cổ phiếu được bán ròng gồm PVP, CTR, HT1, HDC, GMD, FUEVN100, CSV, HHV, FUESSV50, IJC.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Tổ chức nội duy trì bán ròng gần 180 tỷ đồng

Giao dịch ngược chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 177 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 53,5 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 7/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm hàng & dịch vụ công nghiệp. Top bán ròng có FUEVFVND, HAH, VHC, DPM, DIG, MBB, PNJ, MSB, DCM, TCB.

Trong khi đó, dòng tiền của tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu bất động sản. Top mua ròng có STB, VNM, KDH, SBT, EIB, DGC, VRE, MSN, PVD, NLG.

Cá nhân trong nước giảm quy mô mua ròng còn hơn 185 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch vừa qua, NĐT cá nhân mua ròng 185,9 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 69,7 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 8/18 ngành, chủ yếu là ngành bất động sản. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung gồm VHM, SSI, MSN, NLG, KDH, DXG, DPM, KDC, VND, HAH

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 10/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành ngân hàng, thực phẩm và đồ uống. Top bán ròng có VNM, STB, VIC, FPT, VPB, HDB, VRE, SBT, MWG.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Khối ngoại bán ròng hơn 300 tỷ đồng

NĐT nước ngoài bán ròng 301,4 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 300,8 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm xây dựng và vật liệu, điện, nước & xăng dầu khí đốt. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã VNM, STB, VCI, KBC, HSG, MSB, VJC, PLX, POW, HCM

Tại phía bên bán ròng khớp lệnh, NĐT nước ngoài chủ yếu rút vốn khỏi nhóm bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã VHM, SSI, MSN, KDH, VCB, NLG, DXG, CTG, KDC.

Thu Thảo

ĐHĐCĐ Vincom Retail: Lãi 1.080 tỷ đồng trong quý I, lãnh đạo khẳng định không đổi tên khi xuất hiện cổ đông mới
Năm 2024, ban lãnh đạo Vincom Retail trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 9.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 4.420 tỷ đồng.