|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh: NĐT cá nhân bán ròng gần 590 tỷ đồng phiên VN-Index nỗ lực cân bằng, tập trung HPG, STB, VNM

07:30 | 11/01/2023
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index nỗ lực cân bằng, NĐT cá nhân bán ròng 587,7 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 588,2 tỷ đồng.

Với trạng thái thận trọng từ phiên trước, thị trường tiếp tục lùi bước trong phiên sáng ngày 10/1. Tuy nhiên, diễn biến giảm điểm chỉ dừng ở mức thấp và có động thái hồi phục trở lại, đồng thời có giao dịch tranh chấp quanh vùng tham chiếu.

Kết phiên, VN-Index giảm 0,86 điểm, tương đương 0,08% và đóng cửa tại 1.053,35 điểm. Thanh khoản tăng với 423,4 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Diễn biến nhóm VN30 cũng khá tương đồng và chỉ giảm 0,06% khi kết phiên. Trong nhóm, có 13 mã tăng giá như PLX (+3,8%), ACB (+1,5%), STB (+1,2%), HPG (+1%), POW (+0,9%) … Ở chiều ngược lại, có 11 mã giảm giá như SAB (-1,9%), CTG (-1,9%), TCB (- 1,1%), MSN (-1,1%), VIC (-0,9%) …

Với diễn biến ổn định trở lại của thị trường, có một số nhóm ngành trở lại sắc xanh. Nổi bật là diễn biến tăng của nhóm xây dụng và vật liệu xây dựng, tiếp đến là các ngành thép, khai khoáng, dầu khí …

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Tự doanh có phiên bán ròng nhẹ

Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán, tự doanh bán ròng 48,9 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 104,7 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 13/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là ngân hàng, thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày 10/1 gồm FPT, VPB, ACB, MWG, POW, PNJ, TCB, VNM, MSN, VIB.

Trong khi đó, nhóm bị bán ròng mạnh nhất là ô tô và phụ tùng. Top các mã bị bán ròng gồm E1VFVN30, FUEVFVND, NVL, DGW, FUEVN100, DRC, FUEDCMID, DIG, VCI, HT1.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.  

Tổ chức nội mua ròng gần 200 tỷ đồng

Giao dịch ngược chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước mua ròng 199,5 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 83,1 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 13/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm dịch vụ tài chính. Top bán ròng có FUEVFVND, MSN, REE, DIG, SSI, SHB, KDH, GAS, DGC, VND.

Trong khi đó, dòng tiền của tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu ngân hàng. Top mua ròng có STB, VCB, MBB, VNM, VPB, VIB, CTG, ACB, MSB, BID.

NĐT cá nhân bán ròng gần 590 tỷ đồng

Trong phiên VN-Index cân bằng cuối phiên, NĐT cá nhân bán ròng 587,7 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 588,2 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 2/18 ngành, chủ yếu là ngành hóa chất. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung gồm DGC, MSN, NLG, KDC, REE, DCM, KBC, DIG, DXG, HAH.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 16/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành ngân hàng, tài nguyên cơ bản. Top bán ròng có HPG, STB, VNM, MBB, VPB, PVD, ACB, VHM, CTG.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.  

Khối ngoại có phiên mua ròng thứ 12 liên tục

Về phía NĐT nước ngoài, họ mua ròng 469,4 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 400,5 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm dịch vụ tài chính, tài nguyên cơ bản. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã HPG, FUEVFVND, E1VFVN30, VNM, PVD, STB, KDH, VCI, SSI, DBC.

Tại phía bên bán ròng khớp lệnh, NĐT nước ngoài chủ yếu rút vốn khỏi nhóm hóa chất. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã VCB, KDC, DGC, NLG, KBC, MSN, BID, FTS, HAH.

Thu Thảo

Chủ tịch Hồ Hùng Anh: Techcombank sẽ mở rộng thêm mảng SME, tín dụng tiêu dùng, mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD năm 2025
Techcombank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết Techcombank đang xây dựng chính sách để chia cổ tức một cách bền vững, trong dài hạn chứ không chỉ là một vài năm.