|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh (9/9): Khối ngoại trở lại mua ròng, cùng tự doanh CTCK 'xuống tiền' gần 400 tỉ đồng phiên cuối tuần

07:37 | 09/09/2019
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 9/9, cùng với khối khối tự doanh mua ròng 64 tỉ đồng, khối ngoại trở lại 'gom' 330 tỉ đồng phiên cuối tuần. Tâm điểm giao dịch của khối tự doanh trong phiên là VRC và FPT.

Thanh khoản ảm đạm, thị trường thiếu vắng nhóm cổ phiếu dẫn dắt

Tiếp tục chịu ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô trên thế giới, VN-Index ghi nhận tuần giao dịch ảm đạm với mức giảm 1,01% cùng với thanh khoản sụt giảm mạnh, đạt mức trung bình 2.035 tỉ, giảm 27,8% so với tuần trước.

Thị trường thiếu vắng động lực tăng điểm khi nhóm largeCap, midCap, smallCap, pennies và cả VN30 đều giảm điểm. Các nhân tố chính gây áp lực lên chỉ số là các bluechips như VIC, SAB, HVN.

Sau khi Trung Quốc và Mỹ đã lần lượt nâng mức thuế lên hàng hóa của đối phương, đôi bên đã có dấu hiệu hòa hoãn khi quyết định tái đàm phán với cuộc hẹn mới tại Washinton D.C. vào tháng 10/2019. Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị tại Hong Kong đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Tuy nhiên tâm lí nhà đầu tư nhìn chung vẫn cần thêm sự hỗ trợ.

Trong tuần tới, nhà đầu tư lưu ý một số thông tin từ thị trường thế giới như cuộc họp về chính sách tiền tệ của EU, chỉ số CPI tháng 8 của Mỹ và GDP nửa năm của Nhật Bản… Đáng chú ý, VNM ETF sẽ công bố điều chỉnh danh mục quý III vào 14/9 và hoàn tất giao dịch vào 20/9.

Khối tự doanh mua ròng 64 tỉ đồng phiên cuối tuần, tập trung VRC

Trong phiên giao dịch cuối tuần qua, bộ phận tự doanh CTCK mua ròng 64,2 tỉ đồng với khối lượng 2,9 triệu đơn vị.

d

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Tại giao dịch cổ phiếu, khối tự doanh mua mạnh VRC của Bất động sản và Đầu tư VRC (26,35 tỉ đồng). Cùng với đó, cổ phiếu HPG được mua vào 15,67 tỉ đồng, MBB (8,92 tỉ đồng) và VIC (5,07 tỉ đồng).

Các mã còn lại trong Top10 mua vào ghi nhận giá trị dưới 5 tỉ đồng như VNM (4,6 tỉ đồng), VPB (4,46 tỉ đồng), MWG, TCB, VJC , ngoài ra có FPT.

Trái xu hướng với các mã trên, cổ phiếu FPT bị khối tự doanh bán ra 12,83 tỉ đồng. Đây là mã duy nhất ở chiều bán ra có giá trị trên 10 tỉ đồng. Cổ phiếu MWG theo sau với giá trị 4,54 tỉ đồng, GEX (3,72 tỉ đồng), VNM (2,45 tỉ đồng) và BID (2,28 tỉ đồng). Những mã lọt top bán ra còn có HPG, PNJ, MBB và TCM.

Tại giao dịch chứng chỉ quỹ, mã E1VFVN30 ghi nhận giá trị bán ra 4,09 tỉ đồng từ bộ phận tự doanh.

Khối ngoại trở lại 'gom' trăm tỉ đồng toàn thị trường, mua ròng AST gần 300 tỉ đồng

Khối ngoại vẫn duy trì xu hướng bán ròng trên cả thị trường châu Á, nhưng đã mua ròng trở lại vào phiên cuối tuần (6/9) sau khi Mỹ - Trung tuyên bố tái đàm phán vào thứ năm. Cụ thể, NĐT nước ngoài 'gom' 330 tỉ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thống kê trên HOSE, khối ngoại đảo chiều mua ròng 304,5 tỉ đồng với khối lượng 3,8 triệu đơn vị. Cổ phiếu AST dẫn đầu chiều mua ròng với giá trị 295,19 tỉ đồng và khối lượng mua ròng 4,3 triệu đơn vị. Ngoài ra, khối ngoại tập trung các mã khác như NVL (24,86 tỉ đồng), VNM (21 tỉ đồng), VRE (20,96 tỉ đồng) và GEX (11,74 tỉ đồng). 

Diễn biến trái chiều, mã chịu áp lực bán ròng mạnh nhất là ITC (26,38 tỉ đồng). Cùng với đó, cổ phiếu HPG và MSN lần lượt bị bán ròng 12,1 tỉ đồng và 10,39 tỉ đồng. Mặt khác, khối ngoại tạo áp lực bán ròng lên HDB (9,49 tỉ đồng), HVN (7,88 tỉ đồng), VHM (6,99 tỉ đồng).

Sàn HNX ghi nhận giá trị bán ròng thấp 660 triệu đồng nhưng khối lượng mua ròng 492.430 đơn vị. Khôi này bán ròng nhiều nhất mã PVS (1,7 tỉ đồng). Theo sau đó, ghi nhận giá trị bán ròng còn có VCS, PMC, TAS.

Trong khi đó, dòng tiền ngoại chủ yếu tìm đến HUT (1,3 tỉ đồng), SHB (155 triệu đồng), HAT (106 triệu đồng) và TAS (104 triệu đồng).

Giao dịch trên UPCoM, NĐT nước ngoài mua ròng 25,7 tỉ đồng với khối lượng 558.601 đơn vị. Cổ phiếu có giá trị mua ròng cao nhất là QNS (17,8 tỉ đồng), tiếp đến là VGG (3,2 tỉ đồng), VTP (1,7 tỉ đồng), ACV (1,5 tỉ đồng). Hai mã BCM và VEA lần lượt được mua ròng 1,5 tỉ đồng và 1,2 tỉ đồng.

Ở chiều bán ròng, NĐT nước ngoài đặt áp lực lên GVR (808 triệu đồng), BSR (745 triệu đồng) và OIL (555 triệu đồng).

Ánh Hường

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.