|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh (5/9): Tự doanh CTCK tiếp tục giải ngân bất chấp khối ngoại trở lại rút ròng, tâm điểm MBB

07:30 | 05/09/2019
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 5/9 xoay quanh nhóm bất động sản. Khối tự doanh CTCK tiếp tục mua ròng 31 tỉ đồng phiên hôm qua trong khi khối ngoại trở lại bán ròng 42 tỉ đồng trên toàn thị trường. Tổng Giám đốc Yeah1 muốn mua 1,4 triệu cổ phiếu YEG

Thị trường kém khởi sắc, dòng tiền thông minh tìm đến cổ phiếu bất động sản

Tiếp nối đà giảm của phiên trước đó, VN-Index mở cửa chìm trong sắc đỏ khi các mã bluechips trụ cột thị trường như VCB, SAB, VJC tiếp tục chịu áp lực bán và là yếu tố chính kéo chỉ số lùi xa mốc tham chiếu. Tuy nhiên, đến phiên chiều, đà giảm được thu hẹp nhờ các mã VHM, GAS, MSN mở rộng biên độ tăng.

Kết phiên, VN-Index giảm 1,73 điểm (0,18%) xuống 977,63 điểm; HNX-Index giảm 0,44% xuống 100,95 điểm; UPCoM-Index giảm 0,35% xuống 57,11 điểm.

Thị trường có phiên giảm điểm trái ngược với xu hướng chung của thị trường khu vực cùng với thanh khoản giảm nhẹ, đạt 211 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 4.803 tỉ đồng. Dòng tập trung tại nhóm bất động sản với giá trị giao dịch 1.160 tỉ đồng.

Khối tự doanh mua ròng gần 31 tỉ đồng phiên hôm qua

Thống kê giao dịch tự doanh phiên hôm qua, bộ phận tự doanh CTCK mua ròng 30,7 tỉ đồng với khối lượng 526.890 đơn vị.

td

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Dẫn đầu chiều mua vào là cổ phiếu MBB của Ngân hàng Quân đội với giá trị 12,25 tỉ đồng. Bên cạnh đó, khối tự doanh mua vào MWG (10,33 tỉ đồng), VIC (8,06 tỉ đồng), VHM (7,85 tỉ đồng).

Cùng chiều mua vào, cổ phiếu VPB ghi nhận giá trị 4,3 tỉ đồng, VNM (4,2 tỉ đồng), NVL (2,71 tỉ đồng), IJC (2,69 tỉ đồng) và SAB (2,55 tỉ đồng).

Ngược lại, khối tự doanh bán ra duy nhất mã FPT với giá trị trên 10 tỉ đồng (20,2 tỉ đồng). Cổ phiếu khác ghi nhận giá trị bán ra thấp hơn như HPG (6,49 tỉ đồng), MWG (6,39 tỉ đồng). Ngoài ra, khối tự doanh còn bán ra cổ phiếu DXG, GEX, VHM, PNJ trên 1 tỉ đồng và cổ phiếu VCB, TCB dưới 1 tỉ đồng.

Riêng chứng chỉ quỹ ETF nội E1VFVN30 đứng thứ hai về giá trị bán ra nhưng đồng thời được khối này mua vào 9,56 tỉ đồng.

Khối ngoại rút ròng 42 tỉ đồng trên toàn thị trường, chủ yếu 'xả' HPG

Trên sàn HOSE, hoạt động bán ròng của khối ngoại áp đảo với giá trị 34,1 tỉ đồng và khối lượng gần 4 triệu đơn vị. Cổ phiếu chịu áp lực 'xả' mạnh nhất là HPG (42,68 tỉ đồng). Theo sau đó, NĐT nước ngoài bán ròng hai cổ phiếu VCB (15,18 tỉ đồng) và VRE  (11,48 tỉ đồng), STB (9,05 tỉ đồng), VIC (8,68 tỉ đồng) và HDB (7,19 tỉ đồng).

Trong khi đó, khối ngoại tập trung mua ròng cổ phiếu VNM (25,15 tỉ đồng), tiếp đến là VHM (19,57 tỉ đồng). Bên cạnh đó, khối ngoại mua ròng hàng loạt cổ phiếu khác như NVL (7,52 tỉ đồng), GAS (6,63 tỉ đồng), TNA (5,6 tỉ đồng).

Trên sàn HNX, NĐT nước ngoài trở lại bán ròng 17,7 tỉ đồng với khối lượng 883.948 đơn vị. Cổ phiếu dẫn đầu chiều bán ròng là PVS với giá trị 6,3 tỉ đồng. Cổ phiếu CEO theo sau với giá trị bán ròng 5,3 tỉ đồng, NDN (3,6 tỉ đồng) và SHS (2,3 tỉ đồng). Ở chiều mua ròng, khối ngoại chủ yếu 'gom' HUT (1,4 tỉ đồng).

Diễn biến trái chiều tại UPCoM, khối ngoại mua ròng 25,6 tỉ đồng phiên hôm nay với khối lượng 709.657 cổ phiếu. Đáng chú ý, cổ phiếu QNS được khối ngoại 'gom' 18,8 tỉ đồng. Ghi nhận giá trị mua ròng còn có những mã khác, nổi bật như ACV (4 tỉ đồng), BCM (1,9 tỉ đồng) và VEA (1,4 tỉ đồng).

Trái xu hướng với các cổ phiếu trên, NĐT nước ngoài rút ròng tại cổ phiếu VTP (1,1 tỉ đồng), ngoài ra còn OIL và BSR.

Tổng Giám đốc Yeah1 muốn mua 1,4 triệu cổ phiếu YEG

Thống kê đăng ký giao dịch đáng chú ý trên HOSE và HNX phiên sau nghỉ lễ, ông Đào Phú Trí, Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Yeah1 (mã: YEG) vừa thông tin muốn mua 1,4 triệu cổ phiếu nhằm tăng tỉ lệ nắm giữ.

Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 10/9 đến 9/10 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Nếu lần mua vào này thành công, sô lượng cổ phiếu YEG ông Trí sở hữu sẽ tăng từ 1,2 triệu lên gần 2,6 triệu cổ phần.

Ánh hường

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.