|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 6/1: NĐT cá nhân bán ròng hơn 950 tỷ đồng phiên VN-Index tiếp tục vươn lên, tập trung HPG, VNM, VRE

07:00 | 06/01/2023
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index tiếp tục vươn lên, NĐT cá nhân bán ròng 951 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 1.086,3 tỷ đồng.

Sau diễn biến tranh chấp, thị trường lùi bước khi mở của và tiếp tục có động thái giằng co quanh mốc tham chiếu trong phiên sáng. Tuy nhiên, ngay khi bước qua phiên giao dịch buổi chiều, đà tăng đã sớm quay trở lại giúp thị trường tiến lên chinh phục cản ngắn hạn 1.052 điểm.

Kết phiên, VN-Index tăng 9,47 điểm, tương đương 0,91% và đóng cửa tại 1.055,82 điểm. Thanh khoản giảm với 496,5 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Tương tự, VN30-Index cũng tiếp tục tăng điểm và đóng cửa tăng 1,12% lên gần mức 1.062 điểm. Trong nhóm, số lượng cổ phiếu tăng giá áp đảo với 25 cổ phiếu xanh. Dẫn đầu là POW với mức tăng kịch trần, theo sau là STB (+3,9%), TPB (+2,5%), VNM (+2,4%), HPG (+2,1%)… Chỉ có 4 cổ phiếu đóng cửa giảm giá là NVL (-2,1%), KDH (-0,5%), VJC (-0,4%) và BID (-0,1%).

Tuy mức tăng điểm của thị trường chung tương đối khiêm tốn, hầu hết các nhóm ngành đều giữ được sắc xanh. Sự trở lại của nhóm ngân hàng và điện đã nâng đỡ các chỉ số chính. Bên cạnh đó, nhóm thép, thực phẩm, chứng khoản, xây dựng và thủy sản cũng có diến biến tăng điểm trên 1%.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Tự doanh  và tổ chức nội mua ròng hơn 275 tỷ đồng

Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán, tự doanh mua ròng 90,6 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 238,4 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 13/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là ngân hàng, thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày 5/1 gồm VPB, STB, TCB, VNM, FPT, VIC, MSN, MBB, ACB, VHM.

Trong khi đó, nhóm bị bán ròng mạnh nhất là dầu khí. Top các mã bị bán ròng gồm FUEVFVND, FUESSVFL, NVL, PVD, NHH, HHV, KBC, DGC, GEX, VHC.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.  

Giao dịch cùng chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước mua ròng 185,6 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 171,6 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 5/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm hàng & dịch vụ công nghiệp. Top bán ròng có MSN, GEX, TDM, FUEVFVND, NLG, GMD, KDH, PVT, SZC, REE.

Trong khi đó, dòng tiền của tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu ngân hàng. Top mua ròng có VPB, HPG, FPT, ACB, MBB, SSI, TCB, VGC, VCB, BID.

NĐT cá nhân đẩy mạnh bán ròng hơn 950 tỷ đồng

Trong phiên VN-Index tiếp tục vươn lên, NĐT cá nhân bán ròng 951 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 1.086,3 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 3/18 ngành, chủ yếu là ngành hàng & dịch vụ công nghiệp. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung gồm PVT, NT2, TDM, GMD, DCM, GEX, NLG, DXG, GVR, SZC.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 15/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành ngân hàng, bất động sản. Top bán ròng có HPG, VNM, VRE, VHM, POW, VIC, VPB, STB, FPT.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.  

Khối ngoại có phiên mua ròng thứ 9 liên tục

Về phía NĐT nước ngoài, họ mua ròng 686,4 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 676,3 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm bất động sản, thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã HPG, VNM, VRE, VHM, POW, VIC, STB, FUEVFVND, MSN, SSI.

Tại phía bên bán ròng khớp lệnh, NĐT nước ngoài chủ yếu rút vốn khỏi nhóm hóa chất. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã PVT, NT2, VGC, DPM, GVR, DXG, BID, EIB, HDB.

Thu Thảo

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.