|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 6/7: Tự doanh bán ròng nhẹ phiên cuối tuần bất chấp đà mua ròng trăm tỉ từ khối ngoại

07:13 | 06/07/2020
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh phiên 6/7, bộ phận tự doanh và khối ngoại giao dịch trái chiều. Theo đó, khối tự doanh bán ròng nhẹ với áp lực tập trung vào cổ phiếu STB, trong khi khối ngoại rót 155 tỉ đồng vào thị trường.

VN-Index tích lũy lại với thanh khoản thấp, phân hóa rộng 

Xem thêm: Dòng tiền thông minh 7/7

Tương đồng với tuần trước, VN-Index có phiên rung lắc với biên độ giao động trong phiên lớn. Chỉ số giảm dưới đáy ngắn hạn 832 điểm, trước khi hồi phục trở lại vùng tích lũy với KLGD thấp. VN-Index giảm 0,51% khi có 12/19 ngành giảm. 

Thanh khoản thu hẹp tuần thứ 3 liên tiếp, vận động luân chuyển của dòng tiền qua các ngành không rõ nét thay vào đó là sự tăng hoặc giảm của các cổ phiếu đan xen. Do thanh khoản giảm sút, vận động của 1 số cổ phiếu chủ chốt chi phối mạnh lên biến động thị trường. 

Dù vậy, sau những nhịp rung đầu tuần, chỉ số nhanh chóng hồi phục cho thấy dòng tiền bắt đáy ở vùng thấp ổn định hạn chế biến động tiêu cực. 

Trong bối cảnh thế giới còn nhiều thông tin chưa thể dự báo, dòng tiền thu gọn và tâm lý thận trọng trước mùa công bố KQKD, VN-Index nhiều khả năng tiếp tục vận động trong vùng tích lũy 830 – 870 điểm tuần này.

Khối tự doanh bán ròng nhẹ phiên cuối tuần

Thống kê phiên giao dịch cuối tuần, bộ phận tự doanh CTCK bán ròng 13,5 tỉ đồng với khối lượng 205.620 đơn vị.

Tại giao dịch chứng chỉ quĩ, mã duy nhất lọt vào top giao dịch của khối tự doanh trong phiên cuối tuần là E1VFVN30 với giá trị mua 14,55 tỉ đồng.

Dòng tiền thông minh 6/7: Tự doanh bán ròng nhẹ phiên cuối tuần bất chấp đà mua ròng trăm tỉ từ khối ngoại - Ảnh 1.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ Fiinpro

Tại giao dịch cổ phiếu, khối tự doanh tập trung rót vốn cho cổ phiếu VHM (3,39 tỉ đồng), theo sau là STB (3,33 tỉ đồng), TCB (1,35 tỉ đồng). 

Ngoài ra, một số mã khác cùng ghi nhận giá trị mua như MWG (1,32 tỉ đồng), FPT (1,31 tỉ đồng) và VPB (1,01 tỉ đồng). Khối tự doanh còn tìm đến mã MBB, PNJ và KDH tuy nhiên giá trị mua dưới 1 tỉ đồng.

Diễn biến trái chiều, cổ phiếu STB dẫn đầu với giá trị bán 7,99 tỉ đồng, kế đến là HPG (5,53 tỉ đồng), FPT (3,44 tỉ đồng) và MBB (3,39 tỉ đồng). Mặt khác, khối tự doanh tạo áp lực bán lên cổ phiếu VGC (2,56 tỉ đồng), MWG (2,45 tỉ đồng). 

Cùng với đó, dòng vốn tự doanh rút khỏi mã CTD, VNM, GEX và DIG trên 1 tỉ đồng trong phiên.

Khối ngoại rót 160 tỉ đồng vào HOSE, thỏa thuận trăm tỉ mã PLX

Về phía giao dịch khối ngoại, tổng giá trị mua ròng toàn thị trường của khối ngoại là 155 tỉ đồng. Tính riêng trên HOSE, NĐT nước ngoài mua ròng hơn 159 tỉ đồng nhưng bán ròng khối lượng 349.690 đơn vị. 

Đáng chú ý, cổ phiếu PLX ghi nhận giá trị mua ròng cao nhất 136,24 tỉ đồng. Đáng chú ý, thị trường trong phiên cuối tuần xuất hiện giao dịch thỏa thuận 2,7 triệu cổ phiếu PLX, tương đương giá trị giao dịch 128 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, khối ngoại gom cổ phiếu VHM và HPG lần lượt 35,56 tỉ đồng và 35,18 tỉ đồng. Dòng vốn ngoại cũng hướng về cổ phiếu VRE (23,56 tỉ đồng) và VNM (11,76 tỉ đồng).

Ngược lại, chứng chỉ quĩ E1VFVN30 chịu áp lực bán chủ yếu từ khối ngoại với giá trị 14,55 tỉ đồng. Cùng chiều, cổ phiếu CTD bị khối ngoại rút ròng 13,77 tỉ đồng, theo sau là PVT (12,95 tỉ đồng), POW (12,26 tỉ đồng) và BID (9,58 tỉ đồng).

Sàn HNX, khối ngoại bán ròng 2,2 tỉ đồng với khối lượng 253.271 đơn vị. Một số mã thu hút dòng vốn ngoại như AMV, DNC và SHB...

Diễn biến trái chiều, NĐT nước ngoài tập trung bán cổ phiếu PVS (1,9 tỉ đồng), SHS (1,2 tỉ đồng), ngoài ra còn có LHC, ART, BCC...

Trên thị trường UPCoM, dòng vốn ngoại rút ròng 1,9 tỉ đồng và khối lượng bán ròng 96.892 cổ phiếu.

Tại phía bán ròng, mã ACV dẫn đầu với giá trị gần 2,3 tỉ đồng. Kế đến, dòng vốn ngoại rút khỏi cổ phiếu MCH (272 triệu đồng), MFS (194 triệu đồng) và HNM (118 triệu đồng)... Ở chiều mua ròng, khối này gom VTP và VEA, mặt khác còn có BCM, CTR, VRG...

Lãnh đạo và nội bộ doanh nghiệp đăng kí giao dịch cổ phiếu nào?

Dòng tiền thông minh 6/7: Tự doanh bán ròng nhẹ phiên cuối tuần bất chấp đà mua ròng trăm tỉ từ khối ngoại - Ảnh 2.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Thống kê thông tin giao dịch phiên cuối tuần, lãnh đạo và cá nhân/tổ chức có liên quan đăng kí mua vào các mã TMS, ADS, DHC, NAV nhưng muốn bán DHC và ELC.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ánh Hường

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.