|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 5/10: NĐT cá nhân chỉ còn mua ròng nhẹ phiên VN-Index hồi phục bất thành

07:40 | 05/10/2022
Chia sẻ
40Trong phiên VN-Index chưa dứt đà giảm, NĐT cá nhân mua ròng 73,4 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 212,6 tỷ đồng.

Với diễn biến hồi phục khá mạnh của thị trường chứng khoán thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng khởi đầu phiên mới với sắc xanh. Tuy nhiên, nhịp hồi phục đã không giữ được lâu và thị trường tiếp tục trở lại trạng thái thận trọng. Nhà đầu tư cũng được chứng kiến đ677ộng thái suy yếu nhanh vào giai đoạn cuối phiên đã khiến nỗ lực hồi phục của thị trường thất bại.

Kết phiên, VN-Index giảm 8,3 điểm (-0,76%) và đóng cửa tại 1.078,14 điểm. Thanh khoản tăng nhẹ với 513,9 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Nhóm VN30 có diễn biến hồi phục trong phiên tốt hơn thị trường chung nhưng cũng không tránh khỏi sắc đỏ khi kết phiên và giảm 0,39%. Trong nhóm, có 15 mã vẫn giữ được sắc xanh như SAB (+3,2%), VIC (+2,7%), VJC (+2,6%), MWG (+2,3%), VRE (+2,3%)… Ở chiều ngược lại, cũng có 14 mã trong sắc đỏ, đó là GVR (-6,2%), HPG (-4,6%), CTG (-3,9%), MSN (-3,7%), SSI (- 3,5%) ...

Với diễn biến hồi phục bất thành của thị trường, nhiều nhóm ngành đã quay trở lại sắc đỏ sau nhịp hồi phục đầu phiên và số lượng cổ phiếu giảm giá vẫn còn áp đảo trên toàn thị trường. Số nhóm ngành duy trì được sắc xanh khá hạn chế, như bán lẻ, dầu khí, vận Tải – kho bãi.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu thép tiếp tục gây sức ép lớn đến thị trường, bên cạnh đó nhóm chứng khoán, hóa chất, bảo hiểm… vẫn chưa ghi nhận hồi phục.

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tự doanh cùng tổ chức trong nước đảo chiều mua ròng gần 240 tỷ đồng

Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán trong phiên thứ Ba, họ có phiên mua ròng nhẹ 26,8 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 147,8 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 10/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là bất động sản, thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm qua gồm VHM, NVL, MSN, VIC, HPG, VNM, ACB, VJC, TCB, MWG.

Trong khi đó, danh mục bán ròng chủ yếu ghi nhận tại nhóm dịch vụ tài chính. Top các mã bị rút ròng gồm VPB, GEX, FUEVFVND, DXG, IJC, HDG, E1VFVN30, DPR, LPB, PHR.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Giao dịch cùng chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước mua ròng 210,6 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 73,2 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 6/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm bất động sản. Top bán ròng có VRE, NLG, VHC, VCB, HAH, DXG, HDG, POW, PLX, MSN.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của các nhà băng. Top mua ròng có DIG, DPM, TCB, MWG, STB, MBB, VNM, PNJ, CTD, HDB.

NĐT cá nhân thu hẹp quy mô rót vốn còn hơn 70 tỷ đồng

Trong phiên VN-Index chưa dứt đà giảm, NĐT cá nhân mua ròng 73,4 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 212,6 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 8/18 ngành, chủ yếu là ngành tài nguyên cơ bản. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã: HPG, VPB, STB, VND, SSI, DXG, GEX, CTG, DGC, HAH.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 10/18 ngành còn lại, chủ yếu là nhóm ngành bất động sản, xây dựng và vật liệu. Top bán ròng có: DIG, TCB, MWG, VIC, VJC, GMD, NVL, ACB, VNM.

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Khối ngoại chưa dừng bán ròng

Về phía NĐT nước ngoài, họ duy trì bán ròng 311 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ rút ròng 433,7 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm xây dựng và vật liệu, du lịch và giải trí. Top mua ròng khớp lệnh của NĐT ngoại gồm các mã: FUEVFVND, E1VFVN30, GMD, NLG, VCB, VRE, PC1, VJC, VCI, HDB.

Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại chủ yếu rút vốn khỏi nhóm tài nguyên cơ bản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HPG, STB, SSI, VND, DPM, CTG, DGC, MSN, VHM.

Thu Thảo

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.