|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 4/5: NĐT cá nhân đảo chiều rút vốn, tâm điểm TCB, NLG

07:56 | 04/05/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index hồi phục mạnh mẽ trước kỳ nghỉ lễ, giao dịch của NĐT cá nhân nhuốm màu ảm đạm khi họ chuyển bán ròng 126,6 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 2,2 tỷ đồng.

Thị trường mở đầu phiên giao dịch mới trong trạng thái thăm dò và diễn biến của các chỉ số chính đều lình xình quanh tham chiếu. Tuy nhiên, với áp lực bán hạ nhiệt đi rõ rệt, dòng tiền cũng nhanh chóng tự tin tham gia hơn. Nhờ đó, VN-Index lần lượt tiến lên những vùng giá cao hơn.

Bên cạnh đó, hoạt động cơ cấu quỹ ETFs diễn ra theo chiều hướng tích cực cũng đã giúp thị trường duy trì được mức tăng tốt đến hết phiên giao dịch. Cụ thể, VN-Index đóng cửa tăng 15,81 điểm (+1,17%) và chốt tại 1.366,8 điểm.

Thanh khoản cải thiện tương đối so với phiên trước với 532,8 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE. Tương tự với VN-Index, VN30-Index tiếp tục hồi phục với mức thanh khoản đã được cải thiện so với phiên hôm qua. Kết phiên, chỉsố này tăng 16,43 điểm (+1,17%).

Số lượng cổ phiếu đóng cửa trong sắc xanh áp đảo với 21 mã tăng giá và chỉ có 7 mã giảm giá. Dẫn đầu mức tăng của chỉ số là ACB (+5,5%), theo sau là TCB (+4%), BVH (+3,5%), VRE (+3,5%), MWG (+2,9%)… Ngược lại, những cổ phiếu trong nhóm có diễn biến tiêu cực như SAB (-1,8%), CTG (-1,6%), GAS (-1,6%), VCB (-0,7%), FPT (-0,5%)…

Hầu hết các nhóm ngành đều có diễn biến tích cực trong ngày hôm nay. Đáng chú ý nhất là cổ phiếu thủy sản khi nhóm này đã quay trở lại với bước tăng mạnh mẽ. Ngành bất động sản, đặc biệt cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa vừa và nhỏ, cũng tiếp tục diễn biến sôi động và tăng giá.

Bên cạnh đó, ngành ngân hàng nhìn chung cũng có diễn biến tích cực, mặc dù khá phân hóa khi có một số phiếu lớn của ngành này vẫn chìm trong sắc đỏ như CTG và VCB.

 

 Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

 

Tổ chức trong nước mua ròng nhẹ phiên VN-Index hồi phục gần 16 điểm

Trong phiên giao dịch cuối tuần, tổ chức trong nước (bao gồm tự doanh công ty chứng khoán) đảo chiều mua ròng 30,7 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh thì họ gom ròng 91,5 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 12/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm công nghệ thông tin. Top bán ròng có FPT, DIG, CTD, NLG, VHC, MWG, TTF, FUEVFVND, GMD, NVL.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của các nhà băng. Top10 mã mua ròng của khối này gồm TCB, OCB, VIC, ACB, VHM, STB, VIB, DHC, MSB, MBB.

 

  Top5 mã tổ chức trong nước mua/bán ròng phiên 29/4. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp). 

 

NĐT cá nhân đảo chiều rút vốn, tâm điểm TCB, NLG

Trong phiên VN-Index hồi phục mạnh mẽ trước kỳ nghỉ lễ, giao dịch của NĐT cá nhân nhuốm màu ảm đạm khi họ chuyển bán ròng 126,6 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 2,2 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 9/18 ngành, trong đó họ tập trung gom cổ phiếu công nghệ thông tin. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã FPT, VHM, DIG, CTD, GEX, NVL, GAS, MSN, MWG, VHC.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 9/18 ngành còn lại với áp lực rút vốn chủ yếu ở ngành ngân hàng, hóa chất. Top bán ròng có: TCB, NLG, OCB, DGC, ACB, KDH, VIB, STB, VIC.

 

  Top10 mã NĐT cá nhân mua/bán ròng phiên 29/4. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

 

NĐT ngoại quay lại mua ròng gần 120 tỷ đồng

Về giao dịch của NĐT nước ngoài, họ trở lại mua ròng sau 2 phiên bán ròng liên tiếp. Cụ thể, khối ngoại mua ròng 116,8 tỷ đồng nhưng tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 93,7 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm dịch vụ tài chính, tài nguyên cơ bản. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: NLG, DGC, KDH, HPG, GMD, FUEVFVND, HDB, DIG, TPB, BCG.

Trong khi đó, áp lực rút vốn của NĐT ngoại chủ yếu ghi nhận tại cổ phiếu của các doanh nghiệp địa ốc. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VHM, GEX, VIC, GAS, DGW, MSN, KBC, VCB, STB.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.