|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 3/10: NĐT cá nhân bán ròng đột biến gần 1.460 tỷ đồng phiên cuối tháng 9

07:00 | 03/10/2022
Chia sẻ
Trong phiên mốc 1.100 điểm gặp nguy hiểm, NĐT cá nhân trở lại bán ròng 1.456,6 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 1.388,6 tỷ đồng.

Sau diễn biến xuyên thủng vùng đáy cũ 1.143 điểm của VN-Index, thị trường tiếp tục thận trọng và giảm điểm ngay khi bước vào phiên giao dịch mới. Chỉ số liên tục lập đáy mới. Tuy nhiên, dòng tiền hỗ trợ gần ngưỡng tâm lý 1.100 điểm đã xuất hiện và giúp VN-Index hồi phục nhanh về cuối ngày.

Kết phiên, VN-Index tăng 6,04 điểm, tương đương 0,54% và đóng cửa tại 1.132,11 điểm. Thanh khoản tăng mạnh với 612,5 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE. Nhóm VN30 cũng được “giải cứu” và hồi phục mạnh. Mặc dù có áp lực bán quay trở lại vào cuối phiên, nhưng chỉ số vẫn duy trì được sắc xanh với mức tăng 4,57 điểm, tương đương 0,4%.

Trong rổ VN30, số lượng cổ phiếu tăng giá áp đảo với 15 cổ phiếu xanh. Dẫn dầu đà hồi phục là GAS (+4,8%), STB (+4,6%), FPT (+4,5%), theo sau là VRE (+2,9%), CTG (+2,7%)… Ở chiều ngược lại, 10 cổ phiếu giảm giá gồm có PLX (-4,2%), KDH (-3,1%), HPG (-2,1%), POW (-1,6%), TCB (-1,5%)…

Trái ngược với phiên sáng, nhiều nhóm cổ phiếu đã đảo chiều tăng mạnh về cuối ngày. Đáng chú ý như nhóm chứng khoán, bán lẻ, thủy sản, phân bón/hóa chất, dầu khí… Dù vậy, ngành ngân hàng và bất động sản còn khá phân hóa và chưa có mức tăng khỏe như phần còn lại của thị trường. Tương tự, cổ phiếu xây dựng và vật liệu xây dựng vẫn chìm chưa lấy lại được sắc xanh.

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tự doanh cùng tổ chức nội mua ròng gần 1.040 tỷ đồng phiên hồi phục

Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán trong phiên thứ Sáu tuần trước, họ có phiên mua ròng đột biến với giá trị 781,7 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 874,2 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 15/18 ngành với hai nhóm mua ròng mạnh nhất là ngân hàng, bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm qua gồm HPG, VHM, NVL, MSN, VNM, VIC, FPT, VPB, ACB, VCB.

Trong khi đó, danh mục bán ròng chủ yếu ghi nhận tại nhóm cổ phiếu truyền thông. Top các mã bị rút ròng gồm FUEVFVND, E1VFVN30, GEX, VSC, DGC, MIG, PET, FUEVN100, FUEDCMID, FUESSVFL.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Giao dịch cùng chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước mua ròng 255 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ gom ròng 225.6 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 6/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm bất động sản. Top bán ròng có KDH, TCB, NLG, PLX, DIG, HPG, VCB, SSI, GEX, DXG.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của các doanh nghiệp thực phẩm & đồ uống. Top mua ròng có STB, VNM, MWG, DPM, FPT, ACB, PNJ, GAS, REE, BVH.

Dòng tiền cá nhân chủ yếu rút khỏi nhóm ngân hàng, BĐS

Trong phiên mốc 1.100 điểm gặp nguy hiểm, NĐT cá nhân trở lại bán ròng 1.456,6 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 1.388,6 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 4/18 ngành, chủ yếu là ngành hàng & dịch vụ công nghiệp. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã: HAH, NLG, KDH, VND, PLX, VHM, CTR, DIG, HCM, TCB.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 14/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành ngân hàng, bất động sản. Top bán ròng có: DGC, DPM, STB, VNM, KBC, FPT, VIC, DXG, MWG.

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Khối ngoại chuyển hướng mua ròng sau chuỗi xả 7 phiên liên tục

Về phía NĐT nước ngoài, họ đảo chiều mua ròng 420 tỷ đồng sau 7 phiên bán ròng liên tục, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 288,8 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của NĐT ngoại là nhóm hóa chất, dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: DGC, KBC, DXG, DPM, PVD, GEX, VHC, E1VFVN30, HDG, FUEVFVND.

Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại chủ yếu rút vốn khỏi nhóm tài nguyên cơ bản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VHM, HPG, VND, NLG, NVL, KDH, CTG, CTR, VNM.

Thu Thảo