|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 30/11: Tự doanh giảm mạnh mua ròng phiên VN-Index vượt 1.010 điểm

08:06 | 30/11/2020
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh 30/11, khối tự doanh ghi nhận phiên mua ròng thứ tư liên tiếp trong tuần vừa qua dù giá trị mua ròng giảm mạnh. Cùng với đó, khối ngoại cũng trở lại rót vốn vào thị trường.

VN-Index duy trì trên ngưỡng tâm , dự kiến kiểm tra ngưỡng cản 1.025 điểm

VN-Index nhanh chóng vượt qua ngưỡng tâm 1.000 điểm với hỗ trợ tăng điểm của VHM và các cổ phiếu ngân hàng. Độ rộng tăng điểm thị trường thu hẹp với 14/19 ngành tăng giá và 208 cổ phiếu tăng so với 153 cổ phiếu giảm. 

Tuy nhiên giá trị giao dịch duy trì ở mức cao và không tăng sốc vẫn ủng hộ cho đà tăng điểm của chỉ số. Ngưỡng kháng cự tại 1.025 điểm, tương đương bước sóng ba eliot bằng bước sóng một chu kì hồi phục tháng 3/2020. 

Mặt bằng lãi suất trên thị trường mở tăng lần lượt 6, 8, 14, 43 điểm phần trăm sau khi giảm về mức sâu tuần trước. Mặt bằng lãi suất tăng nhiều khả năng do nhu cầu thanh khoản vào cuối tháng. 

Tính đến 17/11, dư nợ tín dụng tăng 7,26% so cuối năm, để đạt mục tiêu tăng trưởng 10% cuối năm SBV có thể cấp tín dụng thêm cho một số ngân hàng. Việc hạ lãi suất điều hành khi điều kiện ổn định vĩ mô cho phép trong tháng 12 cũng có thể được tính tới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế cho dù dư địa không lớn.

Khối tự doanh giảm mạnh mua ròng, tâm điểm rót vốn cổ phiếu ngân hàng

Ghị nhận trong phiên giao dịch cuối tuần (27/11), bộ phận tự doanh công ty chứng khoán mua ròng nhẹ với giá trị 59,7 tỉ đồng. Theo đó, giá trị mua ròng của khối này diễn ra trong 4 phiên liên tiếp nhưng có mức thấp nhất trong phiên cuối tuần. Mặc dù vậy, giao dịch của khối tự doanh tương đối nhộn nhịp khi đạt 468,3 tỉ đồng chiều mua vào và 408,6 tỉ đồng chiều bán ra.

Dòng tiền thông minh 30/11: Tự doanh giảm mạnh mua ròng phiên VN-Index vượt 1.010 điểm - Ảnh 1.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ Fiinpro

Giao dịch cụ thể, các cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm mua ròng của khối tự doanh CTCK. Các mã được mua ròng mạnh có MBB (47,1 tỉ đồng), TCB (42,3 tỉ đồng), VPB (34,7 tỉ đồng), CTG (19,8 tỉ đồng). Top10 mã được gom mạnh trong phiên cuối tuần qua còn có MWG (40,8 tỉ đồng), FPT (34,4 tỉ đồng), PNJ (30,2 tỉ đồng), KDH (21,9 tỉ đồng). Hai cổ phiếu vốn hóa lớn là REE và GMD cũng được mua ròng trên 14 tỉ đồng.

Tại chiều bán ra, chứng chỉ quĩ ETF nội chịu áp lực xả lớn nhất. Trong đó, FUEVFVND dần đầu về giá trị bán ròng của khối tự doanh (228,2 tỉ đồng), theo sau là FUCTVGF2 (13,1 tỉ đồng) và E1VFVN30 (1,5 tỉ đồng).

Với giao dịch cổ phiếu, BCM bị khối tự doanh CTCK bán ra mạnh nhất trong phiên cuối tuần (11,3 tỉ đồng). Đây là cổ phiếu duy nhất ghi nhận giá trị bán ròng trên 10 tỉ đồng. Hai mã "họ Vingroup" là VRE và VHM bị rút ròng lần lượt 6 tỉ đồng và 3,2 tỉ đồng. Top10 mã bị bán ròng nhiều trong phiên cuối tuần có POW, HT1, PLX, DGC.

Khối ngoại gom gần 230 tỉ đồng chứng chỉ quĩ VFMVN Diamond ETF

Thống kê phiên giao dịch phiên cuối tuần, khối ngoại trở lại mua ròng gần 84 tỉ đồng trên toàn thị trường.Trên sàn HOSE, NĐT nước ngoài mua ròng hơn 71,4 tỉ đồng với khối lượng 3,7 triệu đơn vị.

Tại phía mua ròng, chứng chỉ quĩ FUEVFVND dẫn đầu phiên thứ hai liên tiếp với giá trị 229,4 tỉ đồng. Cùng chiều mua ròng, NĐT nước ngoài còn gom dưới trăm tỉ đồng các cổ phiếu VJC (27,9 tỉ đồng), VCB (26,9 tỉ đồng), HPG (21,5 tỉ đồng) và HDB (18,1 tỉ đồng).

Một số mã khác cũng thuộc top mua ròng như BID (8,8 tỉ đồng), CMX (8,7 tỉ đồng), SSI (8,7 tỉ đồng). Ngoài ra, khối ngoại còn rót vốn vào hai cổ phiếu HDG và CTG với giá trị lần lượt là 8,6 tỉ đồng và 7,5 tỉ đồng.

Ở chiều bán ròng, sàn HOSE không ghi nhận mã nào có giá trị bán ròng trên 100 tỉ đồng, nhiều nhất là VNM với giá trị 86,7 tỉ đồng. Theo sau, khối này còn bán ròng các mã VRE (38,6 tỉ đồng), MBB (35,6 tỉ đồng), VIC (26,3 tỉ đồng), LPB (26,3 tỉ đồng) và POW (25,9 tỉ đồng). 

Bên cạnh đó, dòng vốn ngoại rút dưới 20 tỉ đồng khỏi các cổ phiếu như DXG (15,5 tỉ đồng), TCM (13,4 tỉ đồng), NKG (12,8 tỉ đồng) và PLX (8,5 tỉ đồng).

Sàn HNX ghi nhận giá trị mua ròng hơn 12,5 tỉ đồng với khối lượng 120.873 đơn vị. Trong đó, khối ngoại chủ yếu gom cổ phiếu SZB với giá trị hơn 17,3 tỉ đồng, theo sau là hai mã PVS (1,6 tỉ đồng) và VCS (1 tỉ đồng).

Ngược lại, cổ phiếu bị khối ngoại xả trong phiên nhiều nhất là NTP (865 triệu đồng), TNG (814 triệu đồng), AMV (544 triệu đồng)...

Giao dịch tại UPCoM, khối ngoại bán ròng nhẹ 154 triệu đồng với khối lượng tương ứng 395.207 cổ phiếu. Về giá trị cụ thể, MSR là mã chịu áp lực bán ròng mạnh nhất từ khối này với giá trị gần 7 tỉ đồng. Kế đến, dòng vốn ngoại rút trên 1 tỉ đồng thêm cổ phiếu ACV (1,2 tỉ đồng). 

Trong khi đó, cổ phiếu VEA dẫn đầu chiều mua ròng với giá trị 1,9 tỉ đồng. Ngoài ra, một số mã khác được khối ngoại gom còn có VRG (1,5 tỉ đồng), VTP (1,3 tỉ đồng), NTC (1,1 tỉ đồng)...

Ánh Hường

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.