|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 29/9: Tổ chức nội là bên mua ròng duy nhất phiên VN-Index đóng cửa thấp nhất từ đầu năm

08:00 | 29/09/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index đóng cửa thấp nhất từ đầu năm, NĐT cá nhân đảo chiều bán ròng sau chuỗi rót vốn 5 phiên liên tục. Về giá trị cụ thể, họ bán ròng 29,3 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 40,5 tỷ đồng.

Tâm lý kém lạc quan tiếp tục bao trùm và khiến thị trường mở cửa tiếp tục giảm điểm. Đà giảm liên tục được nới rộng với áp lực cung tăng dần về cuối ngày. Kết phiên, VN-Index giảm 22,92 điểm, tương đương 1,96% và đóng cửa tại mức giá gần thấp nhất phiên, 1.143,62 điểm. Thanh khoản tăng so với phiên trước với 496,7 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Tương tự, nhóm VN30 cũng bị áp lực bán kiểm soát hoàn toàn và đóng cửa giảm 21,8 điểm (- 1,84%). Trong nhóm, có đến 24 mã giảm giá như GAS (-6,7%), VIC (-5,7%), VHM (-5,4%), MSN (-5,2%), FPT (-3,1%) ... Ở chiều ngược lại, chỉ có 5 mã giữ được sắc xanh là VPB (+1,4%), SSI (+1,0%), VCB (+0,9%), VRE (+0,8%) và PDR (+0,6%).

Trái ngược so với những phiên trước, đà giảm của nhóm tài chính bao gồm ngân hàng, bất động sản và chứng khoán đã được kìm hãm và tích cực hỗ trợ tâm lý ngay từ đầu phiên giao dịch. Mặc dù nhóm này kết phiên với mức tăng chưa đủ ấn tượng để giúp chỉ số chung tăng điểm trở lại, tuy nhiên đây cũng là động thái lạc quan.

Trong khi đó, nhóm bị bán mạnh hôm nay là đầu tư công, cao su, tiện ích, bảo hiểm, xây dựng, bán lẻ… Bên cạnh đó, nhóm thuộc nhà Vingroup cũng kém sắc và đã gây áp lực lớn lên thị trường chung.

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tự doanh chuyển hướng bán ròng gần 120 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch vừa qua, khối tự doanh công ty chứng khoán quay đầu bán ròng 119,3 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ rút ròng 64,8 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 6/18 ngành với hai nhóm mua ròng mạnh nhất là thực phẩm và đồ uống, hàng & dịch vụ công nghiệp. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm qua gồm VPB, PET, BCM, HDB, VHC, PVT, NKG, PTB, SSI, VRE.

Chiều ngược lại, hoạt động mua ròng tập trung tại nhóm dịch vụ tài chính. Top các mã bị bán ròng gồm FPT, ACB, MWG, E1VFVN30, DXG, VHM, HPG, FUEVFVND, TCB, MBB.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Tổ chức trong nước là bên mua ròng duy nhất

Giao dịch trái chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước mua ròng 152,4 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ gom ròng 142,2 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 5/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm hóa chất. Top bán ròng có DGC, VPB, VIC, TPB, VSC, VHM, IJC, KDH, HPG, CTD.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của các doanh nghiệp dịch vụ tài chính. Top mua ròng có NLG, BVH, FPT, PNJ, VNM, VND, SSI, GAS, CII, DXG.

NĐT cá nhân đảo chiều bán ròng nhẹ

Trong phiên VN-Index đóng cửa thấp nhất từ đầu năm, NĐT cá nhân đảo chiều bán ròng sau chuỗi rót vốn 5 phiên liên tục. Về giá trị cụ thể, họ bán ròng 29,3 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 40,5 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 8/18 ngành, chủ yếu là ngành bất động sản. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã: NVL, VIC, VNM, TPB, VPB, VSC, HAG, MSN, MWG, HAH.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 10/18 ngành chủ yếu là dịch vụ tài chính, tài nguyên cơ bản. Top bán ròng có: PVD, KBC, VHC, VND, CII, BVH, SSI, PNJ, NKG.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Khối ngoại chỉ còn bán ròng nhẹ

Về phía NĐT nước ngoài, họ duy trì bán ròng 4,5 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ rút ròng 36,9 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của NĐT ngoại là nhóm hóa chất, dầu khí. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: DGC, KBC, PVD, HPG, VHC, POW, VRE, VCB, E1VFVN30, VND.

Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại chủ yếu rút vốn khỏi nhóm thực phẩm & đồ uống. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VNM, NVL, NLG, DXG, GAS, GMD, HAG, VIC, STB.

Thu Thảo

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.