|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 29/4: NĐT cá nhân mua ròng, tự doanh và các tổ chức trong nước xả 470 tỷ đồng

06:27 | 29/04/2021
Chia sẻ
Trong các bên tham gia thị trường phiên vừa qua, các tổ chức trong nước và khối tự doanh bán ròng trong khi nhà đầu tư cá nhân và khối ngoại rót vốn vào thị trường.

NĐT cá nhân trở lại mua ròng phiên VN-Index tăng điểm

VN-Index duy trì sắc xanh trong phần lớn thời gian giao dịch và chỉ số đóng cửa tăng 0,8%, dừng ở mức 1.229,55 điểm - gần cao nhất phiên. Thêm vào đó, dòng tiền đầu tư gia tăng với 13/19 nhóm ngành tăng điểm đồng thời khối ngoại mua ròng trên cả 2 sàn HOSE và HNX.

Độ rộng thị trường cải thiện so với phiên liền trước với tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm là 280/128. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt gần 744,7 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 17.986 tỷ đồng, giảm so với phiên liền trước. Trong đó giá trị giao dịch trên HSX đạt 15,410 tỷ đồng.

Trong các bên tham gia thị trường, tổ chức trong nước và khối tự doanh bán ròng trong khi nhà đầu tư nước ngoài mua ròng phiên thứ 4 liên tiếp.

Riêng NĐT cá nhân chuyển vị thế mua ròng 73 tỷ đồng, trong đó mua ròng khớp lệnh là 136 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, nhóm này mua ròng 10/18 ngành, mạnh nhất ngân hàng (VPB, MBB, CTG, TPB, TCB, ACB, VCB), tài nguyên cơ bản (HPG, HSG). Ngược lại, họ bán ròng 8/18 ngành gồm thực phẩm đồ uống (MSN), hàng và dịch vụ công nghiệp (GMD, GEX).

Tự doanh xả hơn 200 tỷ đồng, ghi nhận phiên bán ròng thứ 3 liên tiếp

Khối tự doanh bán ròng 203 tỷ đồng với khối lượng 3,1 triệu đơn vị, trong đó bán ròng 195 tỷ qua khớp lệnh. Khối này đã bán ròng liên tiếp 3 phiên gần đây. Nhóm tự doanh tiếp tục bán ròng là các mã trụ lớn của thị trường trong khi mua ròng chủ yếu cổ phiếu vốn hóa trung bình.

Dòng tiền thông minh 29/4: NĐT cá nhân mua ròng, tự doanh và các tổ chức trong nước xả 470 tỷ đồng - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp từ Fiinpro.

Top10 cổ phiếu chịu áp lực bán ròng từ khối tự doanh, ba mã "họ Vingroup" nằm trong nhóm này. Cụ thể, khối tự doanh bán ròng VHM (47 tỷ đồng), VRE (38 tỷ đồng) và VIC (12,4 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, khối tự doanh bán ròng cổ phiếu VPB (35,4 tỷ đồng), TCB (32 tỷ đồng), KBC (27,5 tỷ đồng), VNM (26,7 tỷ đồng). Một số cổ phiếu cùng chiều bán ròng như STB, MBB và FPT cũng lọt top bán ròng.

Top10 cổ phiếu được khối này mua ròng, hai mã ngân hàng ghi nhận giá trị lần lượt 30 tỷ đồng và 16 tỷ đồng). Ngoài ra, khối này gom MWG (11,3 tỷ đồng) và GMD (11,2 tỷ đồng), cùng các mã khác trong nhóm ghi nhận giá trị dưới 10 tỷ đồng như GMD, VIB, MSB,NLG, CTD…

Tổ chức trong nước bán ròng gần 270 tỷ đồng 

Thống kê giao dịch của NĐT tổ chức trong nước, hoạt độn bán ròng đạt 267 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 329 tỷ đồng.

Chi tiết các mã giao dịch, các tổ chức trong nước bán ròng 12/18 nhóm ngành, tập trung vào ngân hàng (MBB, VPB, ACB, TPB, HDB,VCB, MSB, EIB), bất động sản (KDH, FLC, VIC, NVL, DIG). Trong khi đó, khối này mua ròng 5/18 ngành, chủ yếu là thực phẩm đồ uống (VNM, SAB).

Khối ngoại mua ròng 390 tỷ đồng phiên thứ 4 liên tiếp, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 388 tỷ đồng.

Top mua ròng của NĐT ngoài gồm các mã VHM, STB, MSN, NVL, HDB, VIC, PNJ, DPM, VCB, và FLC. Phía bán ròng, NĐT nước ngoài bán ròng mạnh các mã VNM, VRE, HPG, VPB, HSG, CTG, MBB, KDH, PDR và DHC.

Ngoài ra, khối ngoại vẫn bán ròng VNM, CTG dù giá trị bán ròng có giảm so với trung bình tháng. Cổ phiếu HPG cũng bị khối này quay ra bán ròng.

Giao dịch thỏa thuận sụt giảm 50% so với phiên trước

Ngày hôm qua, giao dịch thỏa thuận diễn ra kém tích cực so với phiên trước đó, đạt 1.162 tỷ đồng, bằng một nửa mức thỏa thuận phiên trước.

Trong đó, top giao dịch đáng chú ý gồm NĐT nước ngoài trao tay nội khối VNM (94 tỷ), FUEVFVND (41 tỷ), E1VFVN30 (32 tỷ), FPT (31 tỷ), và ACB (18 tỷ).

Mặt khác, NĐT cá nhân mua/bán nội khối cổ phiếu TPB (105 tỷ), NVL (78 tỷ), AGG (48 tỷ), HPG (30 tỷ), NVT (39 tỷ), HPX (38 tỷ) và TCB (30 tỷ). NĐT tổ chức thỏa thuận nội khối GAB (65 tỷ)

Thu Thảo

Chủ tịch Hồ Hùng Anh: Techcombank sẽ mở rộng thêm mảng SME, tín dụng tiêu dùng, mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD năm 2025
Techcombank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết Techcombank đang xây dựng chính sách để chia cổ tức một cách bền vững, trong dài hạn chứ không chỉ là một vài năm.