Dòng tiền thông minh 22/2: NĐT cá nhân trở lại mua ròng, khối tự doanh xả gần trăm tỷ phiên chỉnh nhẹ cuối tuần
NĐT cá nhân trở lại mua ròng phiên giảm nhẹ cuối tuần qua
Dịch COVID-19 kiểm soát tích cực trong kỳ nghỉ lễ và khối ngoại quay lại mua ròng là động lực giúp thị trường tăng mạnh. Với sự dẫn dắt từ các cổ phiếu lớn, thị trường tăng 5,25% tuần đầu tiên sau nghỉ tết, sắc xanh phủ trên diện rộng cùng 14/19 ngành tăng điểm và 311 cổ phiếu tăng so với 57 cổ phiếu giảm.
Áp lực chốt lãi chủ động có dấu hiệu tăng vào cuối tuần khi VN-Index đang tiến dần ngưỡng kháng cự và tâm lý tại 1.200 điểm.
Riêng đóng cửa phiên cuối tuần, VN-Index giảm nhẹ 0,88 điểm (0,07%) xuống 1.173,5 điểm, HNX-Index tăng 0,1% lên 231,18 điểm, UPCoM-Index tăng 1,04% lên 76,13 điểm.
Trong diễn biến tích cực đó, NĐT cá nhân chuyển vị thế mua ròng 38 tỷ đồng phiên cuối tuần trước, trong đó 97 tỷ là mua ròng qua khớp lệnh.
Theo thống kê của FiinTrade, các mã được NĐT cá nhân mua ròng khớp lệnh lớn nhất là VNM (156 tỷ đồng), CTG (99 tỷ đồng), HSG (56 tỷ đồng), NVL (52 tỷ đồng) đối ứng với NĐT nước ngoài, và gom DXG (45 tỷ đồng) từ tổ chức trong nước, tự doanh và nước ngoài.
Chiều bán ròng họ vẫn bán mạnh nhất HPG (193 tỷ đồng) cho tổ chức trong nước và tự doanh. Các mà bán ròng lớn khác gồm KBC (114 tỷ đồng), VHM (65 tỷ đồng), ACB (59 tỷ đồng) và GMD (59 tỷ đồng) cho tổ chức trong nước.
Trong khi đó, khối tự doanh bán ròng gần trăm tỷ đồng, tập trung CCQ FUEVFVND
Cùng chiều NĐT cá nhân, NĐT tổ chức trong nước mua ròng tổng cộng 73 tỷ đồng trong đó 14 tỷ đồng qua khớp lệnh, tập trung nhóm tài nguyên cơ bản, hàng và dịch vụ công nghiệp.
Nhóm này mua ròng mạnh nhất các mã như HPG, KBC, ACB, GMD và GAS qua khớp lệnh. Về phía bán ròng, họ bán ròng ngành thực phẩm và đồ uống (VNM), du lịch và giải trí (HVN), dịch vụ tài chính (SSI).
Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh, hoạt động bán ròng tiếp tục áp đảo với giá trị 98 tỷ đồng, trong đó 45 tỷ đồng bán ròng qua khớp lệnh. Khối lượng bán ròng tương ứng đạt 3,5 triệu đơn vị.
Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.
Top10 mã bị khối tự doanh bán ròng, chứng chỉ quỹ FUEVFVND ghi nhận giá trị cao nhất là 65 tỷ đồng. Theo sau đó, khối này xả cổ phiếu ACB (17 tỷ đồng), VPB (13,2 tỷ đồng), IJC (12,8 tỷ đồng). Ngoài ra, các mã ghi nhận giá trị bán ròng còn FPT (12 tỷ đồng), DXG (11,6 tỷ đồng) và VNM (10,4 tỷ đồng)...
Top10 mã thu hút dòng vốn tự doanh trong phiên, hai cổ phiếu HPG và TCB đạt giá trị cao nhất, lần lượt là 38 tỷ đồng và 10,5 tỷ đồng. Cùng chiều, khối tự doanh rót vốn dưới 10 tỷ đồng cho các mã PLX, OCB, LPB, E1VFVN30...
Khối ngoại trở lại bán ròng 82 tỷ đồng cổ phiếu trên ba sàn
NĐT nước ngoài chuyển vị thế bán ròng vào cuối phiên chiều 19/2, giá trị bán ròng đạt 22 tỷ đồng toàn thị trường, trong đó 66 tỷ đồng bán ròng qua khớp lệnh. Tuy nhiên, nếu không tính giao dịch chứng chỉ quỹ, khối này đã bán ròng tới 82 tỷ đồng.
Trên sàn HOSE và HNX, khối ngoại lần lượt bán ròng 10 tỷ đồng với khối lượng 4,4 triệu đơn vị và xả hơn 13,6 tỷ đồng với khối lượng 135.322 đơn vị. Riêng trên thị trường UPCoM, khối này mua ròng 1,5 tỷ đồng với khối lượng 44.505 cổ phiếu.
Về giá trị giao dịch, dẫn đầu phía bán ròng là cổ phiếu VNM với giá trị 116,2 tỷ đồng. Mặt khác, dòng vốn ngoại còn rút vốn khỏi các mã như CTG (96,3 tỷ đồng), HSG (54,5 tỷ đồng) và NVL (44,4 tỷ đồng).
Trong khi đó, cổ phiếu VHM ghi nhận giá trị mua ròng lớn nhất với 88,6 tỷ đồng. Theo sau, NĐT nước ngoài rót vốn vào các mã VCB (75,3 tỷ đồng), chứng chỉ quỹ FUEVFVND (63,6 tỷ đồng) và MSN (50 tỷ đồng).
Lãnh đạo và nội bộ doanh nghiệp đăng ký giao dịch những mã nào?
Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.