Dòng tiền thông minh 19/8: Cá nhân trong nước nâng quy mô rút ròng lên hơn 1.080 tỷ đồng phiên đáo hạn phái sinh, tập trung chốt lời VNM, SSI
Với diễn biến tranh chấp mạnh trong phiên trước, thị trường bước vào phiên giao dịch mới vẫn trong trạng thái thận trọng và thăm dò. Tuy nhiên, bước vào phiên chiều, thị trường xuất hiện biến động mạnh, diễn biến này phần lớn là do biến động của các cổ phiếu trong nhóm VN30 trước khi HĐ VN30F2208 đáo hạn.
Kết phiên, VN-Index giảm nhẹ 1,62 điểm, tương đương 0,13% và đóng cửa tại 1.273,66 điểm. Thanh khoản giảm với 569,5 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.
Nhóm VN30 là nhóm thu hút nhiều sự chú ý nhất và ảnh hưởng nhiều đến thị trường chung. Nhóm này cũng có dao động mạnh trong phiên chiều và kết phiên giảm nhẹ 0,04%. Trong nhóm, có 11 mã tăng giá như SAB (+2,7%), SSI (+2,2%), GAS (+1,2%), VIC (+1,2%), VNM (+1,1%)... Ở chiều ngược lại, có 15 mã giảm giá như NVL (-1,5%), CTG (-1,2%), POW (-1,1%), BID (-1%), STB (-0,8%)...
Diễn biến thị trường tập trung khá nhiều vào nhóm VN30 nên khá nhiều cổ phiếu có diễn biến trầm lắng và ít nhóm ngành nổi trội. Nhóm chứng khoán là một trong số ít nhóm có diễn biến nổi bật. Dòng thép và ngân hàng vẫn chưa lấy lại phong độ và tạm thời vẫn thận trọng.
Tự doanh đảo chiều rút ròng gần 86 tỷ đồng phiên đáo hạn phái sinh
Trong phiên giao dịch vừa qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán đảo chiều bán ròng 85,9 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 88,2 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 6/18 ngành bao gồm dịch vụ tài chính, điện, nước & xăng dầu khí đốt. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm qua gồm NKG, VND, VPB, E1VFVN30, SSI, LPB, FUEVFVND, TDM, POW, DCM.
Bên phía bán ra, tự doanh chủ yếu bán ròng cổ phiếu bất động sản. Top cổ phiếu bị bán ròng gồm HPG, VNM, STB, VHM, MBB, FPT, MSN, VRE, DXG, VCB.
Tổ chức nội mua ròng đột biến hơn 1.035 tỷ đồng, chưa dừng gom cổ phiếu ngân hàng
Giao dịch trái chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước mua ròng 1.035,2 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ gom ròng 1.069,5 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 4/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm dịch vụ tài chính. Top bán ròng có VSC, HCM, PLX, DPM, VIX, NLG, VPI, HDC, NKG, VND.
Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của các nhà băng. Top mua ròng có FPT, VHM, VPB, MWG, MSN, VNM, ACB, VIC, MBB, NVL.
Cá nhân trong nước nâng quy mô rút ròng lên hơn 1.080 tỷ đồng, tập trung chốt lời VNM, SSI
Trong phiên đáo hạn phái sinh, NĐT cá nhân nâng quy mô lên bán ròng 1.080,3 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 1.105,7 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 8/18 ngành, chủ yếu là ngành hóa chất. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã: DGC, KBC, VSC, VHM, DXG, HCM, PLX, TLG, VJC, HPG.
Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 10/18 ngành còn lại với áp lực rút vốn chủ yếu là nhóm ngân hàng, thực phẩm và đồ uống. Top bán ròng có: VNM, SSI, HDB, VPB, MSN, FPT, VND, STB, GAS.
Khối ngoại trở lại mua ròng 120 tỷ đồng
Về phía NĐT nước ngoài, khối này trở lại mua ròng 120 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ gom ròng 124,4 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm thực phẩm và đồ uống, dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của khối ngoại gồm các mã: VNM, SSI, HDB, VND, STB, GAS, MSN, SAB, GMD, DCM.
Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại chủ yếu rút vốn khỏi cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VHM, DGC, KBC, VJC, HPG, TLG, VSC, DXG, VRE.