|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh (17/9): Tự doanh CTCK tiếp tục bán ròng phiên đầu tuần, tâm điểm giao dịch cổ phiếu MWG khi mã này trên đỉnh lịch sử

06:15 | 17/09/2019
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 17/9, cổ phiếu tài chính 'hút' tiền trở lại. Tự doanh CTCK và khối ngoại đồng thời bán ròng phiên tăng điểm đầu tuần.

Dòng tiền thông minh tìm đến ngành tài chính và công nghiệp

Thị trường có phiên giao dịch biến động ngay khi tiến sát đến vùng giá 990 – 1010 điểm. Trong phiên sáng, VN-Index giữ vững được sắc xanh nhờ lực mua được duy trì tại các bluechips như GAS, VIC, BID.

Đến phiên chiều, chỉ số có sự giằng co mạnh quanh mốc tham chiếu và thu hẹp đà tăng khi nhóm cổ phiếu ngân hàng phân hóa mạnh mẽ.

Kết phiên, VN-Index tăng 2,64 điểm (0,27%) lên 989,86 điểm; HNX-Index tăng 0,01% lên 102,21 điểm; UPCoM-Index giảm 0,32% xuống 56,54 điểm.

Thanh khoản thị trường cải thiện đáng kể với giá trị giao dịch 5.156 tỉ đồng cho thấy một số nhà đầu tư vẫn giữ tâm lí chờ đợi tín hiện từ cuộc họp của Fed trong hai ngày 17 - 18/9. Dòng tiền chuyển hướng nhóm tài chính (976 tỉ đồng) và nhóm công nghiệp (904 tỉ đồng).

Khối tự doanh CTCK bán ròng hơn 44 tỉ đồng phiên đầu tuần, tâm điểm giao dịch cổ phiếu MWG

Thống kê giao dịch phiên hôm qua (16/9), bộ phận tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục bán ròng 44,3 tỉ đồng với khối lượng 1,5 triệu đơn vị.

d1

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Đáng chú ý, cổ phiếu MWG là tâm điểm giao dịch của khối tự doanh khi đồng thời ghi nhận giá trị bán ra và mua vào cao nhất, lần lượt đạt 31,14 tỉ đồng và 16,89 tỉ đồng. Theo sau đó, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 bị khối tự doanh bán ra 8,24 tỉ đồng. Tuy nhiên, tại phía mua vào, mã E1VFVN30 ghi nhận giá trị 5,72 tỉ đồng.

Cùng chiều mua vào, khối tự doanh hướng đến một số mã khác như VNM (2,41 tỉ đồng), CTG (2,09 tỉ đồng), GMD, FPT. Ngoài ra, lọt top mua vào còn có BWE, STB, MBB và VGC.

Trong khi đó, cổ phiếu HPG và VHM bị khối tự doanh bán ra tương ứng 6,52 tỉ đồng và 3,41 tỉ đồng. Kế đó, cổ phiếu HSG ghi nhận giá trị bán ra 2,84 tỉ đồng, FPT và VNM (2,4 tỉ đồng), MSN (2,04 tỉ đồng) và TCB (2,01 tỉ đồng).

Khối ngoại bán ròng 42 tỉ đồng phiên thứ tư liên tiếp

Thống kê trên HOSE, khối ngoại bán ròng 41,1 tỉ đồng với khối lượng 2,65 triệu đơn vị. Cổ phiếu VNM tiếp tục dẫn đầu chiều bán ròng phiên thứ tư với giá trị 36,92 tỉ đồng. Bên cạnh đó, khối ngoại 'xả' VRE (28,69 tỉ đồng), VHM (16,64 tỉ đồng), VCB (12,63 tỉ đồng).

Diễn biến trái chiều, NĐT nước ngoài chủ yếu mua ròng VJC (59,78 tỉ đồng). Ngoài ra, dòng tiền ngoại tìm đến HPG (36,37 tỉ đồng), MSN (9,21 tỉ đồng). Một số cổ phiếu được mua ròng như DXG, PLX, PC1.

Trên HNX, NĐT nước ngoài bán ròng 5,7 tỉ đồng với khối lượng 30.823 đơn vị. Áp lực bán ròng tập trung lên mã PVS (7,4 tỉ đồng), tiếp đến là CEO (713 triệu đồng), PVG và DHT. Trong khi đó, cổ phiếu SHB được khối ngoại mua ròng 1,8 tỉ đồng, ngoài ra còn DGC, PVI và SRA.

Thị trường UPCoM ghi nhận giá trị mua ròng 4,8 tỉ đồng, tuy nhiên bán ròng khối lượng 233.966 cổ phiếu. Cổ phiếu được NĐT nước ngoài mua ròng nhiều nhất là QNS (3,3 tỉ đồng) theo sau là MCH (2,5 tỉ đồng), VTP (2,2 tỉ đồng) và SCV (1,9 tỉ đồng).

Trái xu hướng với nhóm trên, NĐT ngoại tập trung thoái cổ phiếu BSR (3 tỉ đồng) và VEA (1,8 tỉ đồng).

TGĐ Ninh Vân Bay đăng kí mua 25 triệu cổ phiếu NVT, muốn trở thành cổ đông lớn của công ty

Về thông tin đăng ký giao dịch trên hai sàn, lãnh đạo và cá nhân (tổ chức) liên quan muốn mua cổ phiếu NVT trong khi đăng ký bán ra ANV và AGM.

d2

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Thông tin giao dịch nổi bật là ông Hoàng Anh Dũng, thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay vừa đăng ký mua vào 25 triệu cổ phiếu NVT nhằm tăng tỉ lệ sở hữu công ty.

Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 18/9 đến 17/10 theo phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh.

Nếu lần mua vào này thành công, ông Dũng sẽ tăng tỉ lệ nắm giữ vốn điều lệ Ninh Vân Bay từ 0,05% (51.420 cổ phiếu) lên 27,68% (25,05 triệu cổ phiếu) và trở thành cổ đông lớn của công ty.

Ánh Hường

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định sẽ không buông bỏ VinFast và tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.