Dòng tiền thông minh (16/9): Tự doanh CTCK 'xả' 117 tỉ đồng phiên cuối tuần, sếp Tập đoàn Hòa Phát muốn giảm tỉ lệ sở hữu
Dòng tiền thúc đẩy ngành tài chính ngân hàng và tài nguyên cơ bản
Trước khi hồi phục mạnh mẽ vào hai ngày cuối tuần, VN-Index có tuần giao dịch ảm đạm với thanh khoản kém tích cực. Tuy nhiên, tín hiệu khả quan từ cả Mỹ và Trung trong vấn đề thương mại cũng như chính sách tiền tệ nới lỏng từ ECB và Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã hỗ trợ chỉ số lấy lại được toàn bộ điểm số đã mất trong các phiên trước.
Cụ thể, các nhóm cổ phiếu ngân hàng bứt phá mạnh trong phiên cuối tuần do phản ứng mạnh với thông tư cắt giảm lãi suất điều hành của NHNN.
Bên cạnh đó, nhằm thể hiện thiện chí cho cuộc họp đàm phán vào tháng 10, tổng thống Donald Trump đã lùi lại lịch đánh thuế từ 25% lên 30% của nhóm 250 tỉ đô hàng hóa sang ngày 15/10.
Theo đó, VN-Index đã hồi phục trở lại với các nhân tố chính đến từ các mã cổ phiếu ngân hàng như VCB, BID, CTG và cổ phiếu VJC khi cổ phiếu này được vào danh mục của hai quỹ ETF FTSE và ETF VNM.
Thanh khoản thị trường tăng khả quan, đạt mức trung bình 2,610,35 tỉ đồng, tăng 28,3% so với tuần trước.
Trong tuần thị trường ghi nhận 11/18 ngành tăng điểm. Top3 các ngành tăng điểm gồm bán lẻ tăng 4,68%, ngành tài nguyên cơ bản (4,25%), ngành ngân hàng (4,15%). Ngược lại, Top 3 ngành giảm điểm gồm truyền thông giảm (6,4%), viễn thông (4%) và hóa chất (1,76%).
Khối tự doanh tiếp tục bán ròng 117 tỉ đồng phiên cuối tuần, giao dịch chủ yếu CCQ E1VFVN30 và MWG
Thống kê giao dịch phiên cuối tuần trước, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán bán ròng 117,2 tỉ đồng với khối lượng 3,85 triệu đơn vị.
Nguồn: Ánh Hường tổng hợp
Top10 mã bị bán ra mạnh nhất, cổ phiếu MWG dẫn đầu với giá trị 31,83 tỉ đồng. Kế đến, khối tự doanh thoái chứng chỉ quỹ E1VFVN30 (17,84 tỉ đồng). Hai mã FTP và MBB lần lượt bị bán ra15,21 tỉ đồng và 13,42 tỉ đồng.
Cùng chiều, cổ phiếu VNM ghi nhận giá trị bán ra 9,78 tỉ đồng, TDC (9,06 tỉ đồng), VIC (8,06 tỉ đồng. Ngoài ra, khối tự doanh còn bán ra MSN (7,63 tỉ đồng), VPB (6,61 tỉ đồng) và TCB (6,57 tỉ đồng).
Top10 mã có giá trị mua cao, khối tự doan chủ yếu mua vào chứng chỉ quỹ E1VFVN30 (23,97 tỉ đồng). Mã còn lại ghi nhận giá trị mua trên 20 tỉ đồng là MWG (20,18 tỉ đồng). Mặt khác, khối tự doanh mua vào MSN, MBB, BID, REE…
Khối ngoại bán ròng 18 tỉ đồng phiên thứ ba liên tiếp, tập trung trên HOSE
Về giao dịch của NĐT nước ngoài, khối ngoại bán ròng gần 18 tỉ đồng toàn thị trường. Tính riêng trên HOSE, khối ngoại bán ròng 33,2 tỉ đồng với khối lượng 797.779 đơn vị. Cổ phiếu chịu áp lực bán ròng mạnh nhất là VNM (30,07 tỉ đồng), theo sau là VRE (29,12 tỉ đồng), SSI (25,83 tỉ đồng), MSN (15,11 tỉ đồng).
Ngược lại, mã HPG ghi nhận giá trị mua ròng cao nhất 52,54 tỉ đồng. Cùng với đó, khối ngoại 'gom' các cổ phiếu như VJC (10,94 tỉ đồng), BID (7,74 tỉ đồng), PV1 (6,29 tỉ đồng) và TNA (5,57 tỉ đồng).
Trên HNX, NĐT nước ngoài mua ròng 5 triệu đồng với khối lượng 21.441 đơn vị. Ở chiều mua ròng có những mã tiêu biểu như TNG (369 triệu đồng) và PVI (190 triệu đồng). Ở chiều bán ròng, cổ phiếu CDN ghi nhận giá trị (362 triệu đồng) và PVG (306 triệu đồng).
Khối ngoại mua ròng 15,4 tỉ đồng trên UPCoM với khối lượng 610.328 đơn vị. Dòng tiền chủ yếu tìm đến QNS (4,8 tỉ đồng), tiếp đến là OIL (4,3 tỉ đồng). Cùng chiều, khối ngoại 'gom' các cổ phiếu như MCH (3,6 tỉ đồng), ACV (2,9 tỉ đông), VEA (1,2 tỉ đồng).
Diễn biến trái chiều, C21 bị bán ròng mạnh nhất thị trường này (1,8 tỉ đồng). Một số mã khác ghi nhận giá trị bán ròng như các mã TCW, BSP và CTR.
Thành viên HĐQT Tập đoàn Hòa Phát muốn thoái 1,5 triệu cổ phiếu HPG
Thống kê thông báo giao dịch trên hai sàn, lãnh đạo và cá nhân (tổ chức) liên quan đăng ký giao dịch các mã SMB, S4A và HPG.
Nguồn: Ánh Hường tổng hợp
Đáng chú ý, ông Nguyễn Ngọc Quang, thành viên HĐQT vừa đăng ký bán 1,5 triệu cổ phiếu HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát trong thời gian từ 18/9 đến 17/10 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Mục đích của giao dịch này là phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân.
Được biêt, ông Quang hiện sở hữu hơn 54,6 triệu cổ phiếu HPG, tương ứng 1,98% vốn điều lệ. Nếu lần thoái vốn này thành công, tỉ lệ sở hữu của ông Quang tại Tập đoàn Hòa Phát sẽ giảm còn 1,92% vốn cổ phần.