|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 17/5: NĐT cá nhân, tự doanh cùng tổ chức trong nước rót 1.600 tỷ vào thị trường, gom mạnh HPG và VIC

08:33 | 17/05/2021
Chia sẻ
Thống kê giao dịch phiên cuối tuần trước, duy nhất khối ngoại là bên bán ròng, các nhóm đầu tư cá nhân, tự doanh cùng tổ chức trong nước gom 1.600 tỷ đồng với tâm điểm mua ròng HPG và VIC.

NĐT cá nhân tiếp tục rót 1.000 tỷ vào thị trường, gom mạnh các bluechips

Trong phiên cuối tuần trước, VN-Index tăng 0,35% đóng cửa ở mức 1.266,36 điểm, độ rộng thị trường cải thiện với tỷ lệ cổ phiếu tăng-giảm là 197-217. Giá trị giao dịch trên HOSE đạt 21.669 tỷ đồng trong khi giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 26.228 tỷ đồng, tăng 5% so với phiên liền trước.

Giao dịch thỏa thuận tăng với sự tham gia của tổ chức trong nước, tổng đạt 1.743 tỷ đồng, tăng so với mức thỏa thuận phiên trước đó.

Top giao dịch đáng chú ý gồm NĐT cá nhân mua bán nội khối STB (115 tỷ đồng), DPR (42 tỷ đồng). Tự doanh mua VIC (123 tỷ đồng) từ tổ chức trong nước. NĐT tổ chức trong nước mua HDG (198 tỷ đồng) từ nhà đầu tư cá nhân trong nước

NĐT tổ chức trong nước bán CVT (182 tỷ đồng) cho cá nhân, bán TPB (122 tỷ đồng) cho cá nhân và tổ chức trong nước, HNG (115 tỷ đồng) cho cá nhân.

Dòng tiền thông minh 17/5: NĐT cá nhân, tự doanh cùng tổ chức trong nước rót 1.600 tỷ vào thị trường, gom mạnh HPG và VIC - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

NĐT cá nhân tiếp tục mua ròng 1.053 tỷ đồng, trong đó mua ròng khớp lệnh là 959 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 14/18 ngành, tập trung tài nguyên cơ bản (HPG, HSG), bất động sản (VIC, DXG, NVL, DIG) và thực phẩm và đồ uống (VNM, MSN). Ngược lại, nhóm này bán ròng 4/18 ngành chủ yếu là bán lẻ (MWG, DGW).

Khối tự doanh trở lại mua ròng 344 tỷ đồng phiên cuối tuần

Khối tự doanh chuyển mua ròng 344 tỷ đồng phiên cuối tuần trước, trong đó mua ròng 232 tỷ đồng qua khớp lệnh. Khối lượng mua ròng tương ứng của khối này đạt 2,65 triệu đơn vị.

Dòng tiền thông minh 17/5: NĐT cá nhân, tự doanh cùng tổ chức trong nước rót 1.600 tỷ vào thị trường, gom mạnh HPG và VIC - Ảnh 2.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Top10 mã được khối tự doanh rót vốn trong phiên, đáng chú ý là cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup với giá trị 128 tỷ đồng. Đây là mã duy nhất ghi nhận giá trị ròng trên trăm tỷ đồng trong phiên.

Theo sau đó, khối tự doanh mua ròng hai cổ phiếu ngân hàng gồm VPB và TCB với giá trị tương ứng 53 tỷ đồng và 44 tỷ đồng. Mặt khác, thu hút dòng vốn tự doanh còn có cổ phiếu HPG (34 tỷ đồng), VNM (22,5 tỷ đồng), CTG (21 tỷ đồng), VHM (21 tỷ đồng). Một số mã khác cũng trong top mua ròng như STB, FPT, MBB.

Top10 mã chịu áp lực bán ròng từ khối này có MSB (35 tỷ đồng), tiếp đến là EIB (22 tỷ đồng), PPC, HSG, NVL, BMI. Tại giao dịch chứng chỉ quỹ, khối tự doanh rút vốn khỏi các mã FUEVFVND, E1VFVN30, FUESSVFL và FUESSV30.

Tổ chức trong nước và khối ngoại giao dịch trái chiều

NĐT tổ chức trong nước mua ròng 218 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 404 tỷ đồng.

Chi tiết các mã được mua ròng, nhóm này gom 9/18 nhóm ngành, tập trung vào ngân hàng (VPB, CTG, LPB, TCB, HDB, TPB, VCB), bất động sản (FLC, VHM, NVL, VIC). Trong khi đó, phía bán ròng ghi nhận 7/18 ngành, chủ yếu là hàng và dịch vụ công nghiệp (GMD).

Diễn biến trái chiều, NĐT nước ngoài bán ròng 1.673 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì khối ngoại bán ròng 1.595 tỷ đồng.

Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã HPG, CTG, VIC, MBB, VNM, MSN... Phía mua ròng khớp lệnh, nước ngoài mua ròng mạnh nhất theo thứ tự các mã sau FUEVFVND, HDB, BVH, E1VFVN30, DIG, KBC…

Như vậy NĐT nước ngoài tiếp tục quay lại bán ròng mạnh cổ phiếu HPG và CTG trong phiên trước đó, ngoài ra khối ngoại còn bán các mã "trụ" lớn. Trong khi đó, phía mua ròng, dòng vốn ngoại tìm đến = chứng chỉ quỹ và các cổ phiếu midcap nhiều hơn.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.