|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 15/3: NĐT cá nhân mua ròng gần 570 tỷ đồng phiên VN-Index mất mốc 1.450 điểm, tập trung gom MSN, NVL, HPG

07:48 | 15/03/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index rơi khỏi mốc 1.450 điểm, NĐT cá nhân tiếp tục mua ròng nhằm nâng đỡ thị trường. Cụ thể, họ gom ròng 565 tỷ đồng, trong đó mua ròng 422 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh.

VN-Index mở cửa phiên giao dịch đầu tuần với tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư. Ngay khi mở cửa chỉ số đã rơi vào vùng giá đỏ và rơi mạnh trước áp lực bán gia tăng của nhà đầu tư, VN-Index có thời điểm giảm sâu đến 26 điểm. Tâm lý tiêu cực phần nào được xoa dịu khi lực cầu bắt đáy quay trở lại phiên chiều giúp thu hẹp đà giảm trong ngày.

Kết phiên, VN-Index đóng cửa tại 1.446 điểm, giảm 20,3 điểm, tương ứng 1,4%, so với phiên giao dịch ngày hôm trước. Phiên giảm điểm mạnh ghi nhận 349 mã giảm giá so với 114 mã tăng giá.

Diễn biến đáng chú ý khi nhóm cổ phiếu tăng nóng trong thời gian vừa qua là phân bón, dầu khí, thép đồng loạt điều chỉnh, nhiều mã thậm chí giảm sàn như DCM, DPM, PVC, LAS. Trong khi đó, nhóm xây dựng ngược chiều thị trường khi phần đông các mã kết phiên trong sắc xanh, dẫu cho đà tăng vẫn còn khiêm tốn như CTD, HBC, HHV, FCN, LCG, TCD.

Dòng tiền thông minh 15/3: - Ảnh 1.

Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tổ chức nội đảo chiều mua ròng gần 160 tỷ đồng

Phiên giao dịch khởi đầu tuần mới, NĐT tổ chức trong nước đảo chiều mua ròng 159,4 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ gom ròng 226,1 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 9/18 ngành với giá trị lớn nhất đặt tại nhóm hàng & dịch vụ công nghiệp. Top bán ròng có FLC, APH, HPG, HCM, PVT, HDG, VIC, VCB, DPM, VCG.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của các nhà băng. Theo quan sát, ngân hàng là một trong những nhóm trụ vững trong cơn bán tháo trong phiêm đầu tuần. Một số cổ phiếu ngân hàng đã đi ngược thị trường, tăng điểm với lực mua đẩy giá lên vượt trội so với lực mua đẩy giá xuống, đặc biệt là phiên chiều gồm có STB, SHB, EIB, MBB, TPB.

Trở lại với giao dịch tổ chức nội, Top mua ròng có VPB, SSI, GAS, VHM, STB, PNJ, VNM, FPT, TCB, E1VFVN30.

Dòng tiền thông minh 15/3: - Ảnh 2.

Top10 mã NĐT cá nhân mua/bán ròng phiên 14/3. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

NĐT cá nhân mua ròng gần 570 tỷ đồng

Trong phiên VN-Index rơi khỏi mốc 1.450 điểm, NĐT cá nhân tiếp tục mua ròng nhằm nâng đỡ thị trường. Cụ thể, họ gom ròng 565 tỷ đồng, trong đó mua ròng 422 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 10/18 ngành, chủ yếu gom cổ phiếu của các doanh nghiệp địa ốc. Theo quan sát, dòng tiền vào nhóm cổ phiếu bất động sản tăng, trong khi chỉ số giá giảm 0,81% chủ yếu do áp lực của các cổ phiếu vốn hóa lớn.

Trong nhóm Top10 cổ phiếu vốn hóa lớn chỉ có NVL không giảm điểm trong vòng 1 tuần và DIG không giảm điểm trong vòng 1 tháng.  Riêng cả 3 cổ phiếu "họ Vingroup" đều giảm điểm trong vòng 1 tuần và 1 tháng gần đây.

Trở lại với giao dịch của NĐT cá nhân, Top mua ròng của khối này tập trung tại các mã MSN, NVL, HPG, DXG, GMD, VIC, SSI, GEX, HCM, FLC.

Bên phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 8/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành ngân hàng, hóa chất. Top bán ròng có: STB, VPB, VRE, DIG, VCB, DCM, GAS, PLX, SHB.

Dòng tiền thông minh 15/3: - Ảnh 3.

Top10 mã NĐT cá nhân mua/bán ròng phiên 14/3. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Khối ngoại xả ròng 725 tỷ đồng, tâm điểm nhóm BĐS

Về phía NĐT nước ngoài, họ tiếp đà bán ròng 725 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 648 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm ngân hàng, dầu khí. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: STB, VCB, VRE, DIG, DCM, PLX, SHB, BCG, VNM, HDC.

Tại phía bên bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại chủ yếu rút vốn khỏi cổ phiếu bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: MSN, NVL, DXG, HPG, SSI, VIC, GEX, KDH, PNJ.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.