|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 13/10: Cá nhân trong nước bán ròng hơn 1.250 tỷ đồng phiên VN-Index đảo ngược tình thế, tập trung KBC, HPG

07:00 | 13/10/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index đảo ngược tình thế sau chuỗi giảm điểm, NĐT cá nhân bán ròng 1.253,9 tỷ đồng, trong đó họ rút ròng khớp lệnh là 1.350,9 tỷ đồng.

Mặc dù có diễn biến giảm sâu trong phiên trước nhưng thị trường bước vào phiên mới chỉ giảm nhẹ và nhanh chóng quay đầu tăng điểm. Diễn biến thị trường có sự trái ngược so với phiên trước với động thái bứt tốc của nhóm ngân hàng.

Kết phiên, VN-Index tăng 28,61 điểm, tương đương 2,84% và đóng cửa tại 1.034,81 điểm. Thanh khoản giảm nhẹ với 532,9 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Nhóm VN30 có diễn biến vượt trội so với thị trường chung nhờ động thái hồi phục của nhóm vốn hóa lớn và kết phiên tăng 3,32%. Trong nhóm có đến 27 mã tăng giá với 7 mã tăng kịch trần, đó là ACB, HPG, MBB, STB, BID, CTG, KDH. Ở chiều ngược lại, chỉ có duy nhất PDR đóng cửa với sắc đỏ và giảm nhẹ.

Với động thái hồi phục của thị trường, nhiều nhóm ngành đã trở lại sắc xanh với dòng tiền trở lại, đồng thời số lượng cổ phiếu tăng giá cũng chiếm tỷ trọng lớn trên toàn thị trường. Nổi bật là sự trở lại của nhóm thép và ngân hàng sau nhiều phiên gây sức ép cho thị trường, bên cạnh đó là diễn biến khởi sắc của nhóm hoá chất, chứng khoán, bán lẻ…

 

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

 

Tự doanh bán ròng phiên thứ 6 liên tiếp

Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán, họ có phiên bán ròng thứ 6 liên tục với giá trị 258,3 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 333,5 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 2/18 ngành, bao gồm hàng cá nhân & gia dụng, xây dựng và vật liệu. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm qua gồm VPB, PNJ, BCM, OCB, FUESSVFL, MSB, EIB, FUEMAV30, HBC.

Trong khi đó, giao dịch rút vốn tập trung ở nhóm ngân hàng. Top các mã bị bán ròng gồm MSN, FUEVFVND, VHM, HPG, VIC, NVL, VNM, VCB, VJC, HSG.

 

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

 

Tổ chức nội mua ròng gần 280 tỷ đồng

Giao dịch trái chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước mua ròng 276,1 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ gom ròng 453,6 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 3/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm du lịch và giải trí. Top bán ròng có VJC, NVL, VIX, HAG, DGW, LPB, GMD, GVR, VHC, PDR.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của doanh nghiệp bất động sản. Top mua ròng có KBC, HPG, TPB, KDH, DIG, ACB, VPB, SBT, MSN, VND.

Cá nhân trong nước bán ròng hơn 1.250 tỷ đồng phiên VN-Index đảo ngược tình thế

Trong phiên VN-Index đảo ngược tình thế sau chuỗi giảm điểm, NĐT cá nhân bán ròng 1.253,9 tỷ đồng, trong đó họ rút ròng khớp lệnh là 1.350,9 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 3/18 ngành, chủ yếu là ngành du lịch và giải trí. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã: NVL, VJC, VIC, FPT, VCG, E1VFVN30, KDC, VHM, HAG, PLX.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT bán ròng 15/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành bất động sản, hóa chất. Top bán ròng có: KBC, HPG, DGC, SSI, MSN, DPM, DCM, DIG, NLG.

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

NĐT nước ngoài có phiên mua ròng mạnh nhất kể từ tháng 5

Về phía NĐT nước ngoài, họ mua ròng 1.299,8 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh trên HOSE thì họ mua ròng 1.230,8 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của NĐT ngoại là nhóm bất động sản, hóa chất. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HPG, KBC, DGC, SSI, MSN, DPM, PVD, DCM, NLG, VHC.

Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại chủ yếu rút vốn khỏi nhóm du lịch & giải trí. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: TPB, VND, VCG, KDC, NVL, VIC, PC1, VJC, HDC.

 

Thu Thảo

Giá vàng tăng nóng, chuyên gia cảnh báo rủi ro kép khi mua vàng giá cao
Giới chuyên gia cho rằng việc mua vàng thời điểm này “cực kỳ rủi ro” vì nhà nước sẽ có nhiều biện pháp kéo giá vàng trong nước gần hơn với thế giới. Vì thế, lúc đó, ai mua giá cao sẽ chịu thiệt hại kép từ chênh lệch mua - bán (khoảng 2 triệu đồng/lượng) và việc NHNN có biện pháp can thiệp để hạ nhiệt giá.