|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 12/6: Cổ phiếu bất động sản và ngân hàng hút vốn, tự doanh giao dịch trái chiều khối ngoại

07:19 | 12/06/2020
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh phiên 12/6, ghi nhận giá trị giao dịch trên nghìn tỉ có hai nhóm cổ phiếu bất động sản và ngân hàng. Thông tin giao địch đáng chú ý, người nhà và doanh nghiệp có liên quan đến thành viên HĐQT FPT đăng kí trao tay 500.000 cp.

Xem thêm: Dòng tiền thông minh 15/6

Người nhà và doanh nghiệp có liên quan đến thành viên HĐQT FPT đăng kí trao tay 500.000 cp?

Dòng tiền thông minh 12/6: Cổ phiếu bất động sản và ngân hàng hút vốn, tự doanh giao dịch trái chiều khối ngoại - Ảnh 1.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Thống kê thông tin đăng kí giao dịch trong phiên, đáng chú ý có CTCP Đầu tư và Thương mại BDM, doanh nghiệp liên quan đến ông Đỗ Cao Bảo - Thành viên HĐQT CTCP FPT thông tin muốn bán 500.000 cp FPT.

Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 19/6 - 17/7 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Nếu giao dịch thành công, Đầu tư và Thương mại BDM sẽ giảm tỉ lệ sở hữu từ 0,14% về 0,07%.

Cùng thời gian trên, hai con của ông Đỗ Cao Bảo là ông Đỗ Bảo Dương và bà Đỗ Thị Ngọc Mai đồng thời đăng kí mua vào 250.000 cp FPT mỗi người. Tỉ lệ sở hữu dự kiến của hai cá nhân trên lần lượt là 0,03% và 0,05% vốn điều lệ.

Nhóm bất động sản và ngân hàng hút tiền trong phiên

Sau khi tích lũy ngắn hạn tài ngưỡng 900 điểm, VN-Index đã điều chỉnh mạnh vào phiên chiều nay. Đây là phiên biến động mạnh nhất trong ba tháng gần nhất với mức thanh khoản cao kỷ lục.

Áp lực chốt lãi tăng mạnh vào phiên chiều với kết quả 19/19 ngành cổ phiếu giảm điểm. Khối ngoại mua ròng trên sàn HOSE trong khi bán ròng tại HNX. Kết phiên, VN-Index giảm 32,63 điểm (3,63%) còn 867,37 điểm, HNX-Index giảm 3,83% về 116,06 điểm, UPCoM-Index giảm 2,37% về 55,94 điểm.

Thanh khoản thị trường tăng mạnh với phiên trước, biên độ giao dịch nới rộng và độ rộng thị trường tiêu cực cho thấy xu hướng tốt lãi tăng mạnh trong phiên.

Ghi nhận giá trị giao dịch trên nghìn tỉ có hai nhóm bất động sản và ngân hàng. Ngoài ra, dòng tiền tìm đến cổ phiếu kim loại, xây dựng và vật liệu, dịch vụ tài chính.

Bên cạnh đó, việc FED dự đoán GDP nền kinh tế Hoa Kì sẽ giảm 6,5% cùng với mối lo sợ sự trở lại của dịch bệnh COVID-19 đã khiến thị trường trong khu vực châu Á giảm điểm mạnh. Theo BSC, VN-Index có thể điều chỉnh về vùng hỗ trợ cũ 835 - 840 điểm nếu dòng tiền nội tệ không chảy vào thị trường.

Khối tự doanh bán ròng 37 tỉ đồng phiên VN-Index bay gần 33 điểm

Thống kê giao dịch phiên vừa qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán bán ròng 37 tỉ đồng với khối lượng 6,4 triệu đơn vị.

Trong đó, khối tự doanh tập trung bán ra hai chứng chỉ quĩ ETF nội là FUEVFVND và FUESSVFL, lần lượt 37,65 tỉ đồng và 24,25 tỉ đồng. Theo sau, mã STB ghi nhận giá trị bán ra 17,7 tỉ đồng, theo sau là HPG (14,03 tỉ đồng) và MBB (10,44 tỉ đồng).

Mặt khác, dòng vốn tự doanh rút khỏi cổ phiếu TCB (9,79 tỉ đồng). Phiên hôm nay xuất hiện giao dịch thỏa thuận 144,6 tỉ đồng mã TCB, tương đương 6,6 triệu đơn vị. Ngoài ra, khối tự doanh tạo áp lực bán ra lên cổ phiếu VNM (8,18 tỉ đồng), FPT (7,45 tỉ đồng), DXG (6,08 tỉ đồng) và VCB (5,83 tỉ đồng).

Diễn biến trái chiều, cổ phiếu thu hút dòng vốn tự doanh nhất trong phiên là MWG với 21,95 tỉ đồng. Cùng với đó, khối này còn mua vào HPG và STB lần lượt 19,28 tỉ đồng và 14,13 tỉ đồng. Mặt khác, chứng chỉ quĩ E1VFVN30 ghi nhận giá trị mua vào 11,4 tỉ đồng.

Ghi nhận giá trị mua vào trên 10 tỉ đồng còn có mã MBB (10,94 tỉ đồng) và PNJ (10,01 tỉ đồng). Một số mã khác lọt top mua vào trong phiên như VCB (8,54 tỉ đồng), VPB (8,41 tỉ đồng), VHM (8,18 tỉ đồng) và CTG (8,07 tỉ đồng).

NĐT nước ngoài tranh thủ gom gần 260 tỉ đồng 

Khối ngoại tích cực mua vào 258 tỉ đồng toàn thị trường. Dòng vốn ngoại xoay quanh nhóm bất động sản, quĩ đầu tư và dịch vụ tài chính.

Tính riêng trên HOSE, NĐT ngoại rót vào 260 tỉ đồng với khối lượng mua ròng hơn 7 triệu đơn vị. 

Đáng chú ý, hai mã ghi nhận giá trị mua ròng trên trăm tỉ có cổ phiếu VHM và chứng chỉ quĩ FUESSVFL, giá trị tương ứng 195,37 tỉ đồng và 115,35 tỉ đồng. 

Bên cạnh đó, khối ngoại gom cổ phiếu VCB (40,41 tỉ đồng), FUEVFVND (36,99 tỉ đồng), GAS (21,12 tỉ đồng) và VNM (20,35 tỉ đồng). Cùng chiều, NĐT nước ngoài mua ròng hai mã KDC và PHR lần lượt 12,17 tỉ đồng và 10,58 tỉ đồng. 

Diễn biến trái chiều, dẫn đầu phía bán ròng là KBC với giá trị 53,96 tỉ đồng, kế đến là VRE (32,59 tỉ đồng) và VJC (18,46 tỉ đồng). Dòng vốn ngoại rút ròng trên 10 tỉ đồng khỏi các mã HCM (16,49 tỉ đồng), IBC (14,46 tỉ đồng), MSN (13,63 tỉ đồng) và STB (12,89 tỉ đồng). 

Sàn HNX, ghi nhận giá trị bán ròng 12 tỉ đồng và khối lương 1,3 triệu cổ phiếu. Khối ngoại tập trung xả cổ phiếu SHB (6,8 tỉ đồng), SHS (2,9 tỉ đồng) và PLS (1,8 tỉ đồng). Ngược lại, khối ngoại không bán ròng mã nào đạt đến 1 tỉ đồng.

Tại thị trường UPCoM hút vốn 10 tỉ đồng với khối lượng 213.362 đơn vị. Theo đó, dòng vốn ngoại tìm đến cổ phiếu VEA (3,1 tỉ đồng), MCH (3 tỉ đồng), OIL (2,6 tỉ đồng) và VTP (2,2 tỉ đồng). Mặt khác, NĐT nước ngoài rót vốn vào mã FOX (1,7 tỉ đồng), VGI (1,6 tỉ đồng) và ACV (1,45 tỉ đồng).

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu QNS bị khối ngoại bán ròng 1,7 tỉ đồng. Theo sau đó, hai mã MSR và KDF lần lượt ghi nhận giá trị bán ròng 1,7 tỉ đồng và 1,1 tỉ đồng.

Ánh Hường

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.