|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 1/11: Cá nhân trong nước mua ròng gần 530 tỷ đồng phiên VN-Index chưa thể vượt cản, tâm điểm HPG

07:30 | 02/11/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index chưa thể vượt cản, NĐT cá nhân mua ròng 517,4 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 562,8 tỷ đồng.

Tiếp nối diễn biến hồi phục từ cuối phiên trước, thị trường tiếp tục tăng điểm và quay trở lại gần vùng 1.045 điểm của VN-Index. Tuy nhiên, vùng này vẫn tiềm ẩn áp lực bán ngắn hạn nên thị trường chưa thể vượt qua và lùi bước. Diễn biến trong phiên ẩn chứa trạng thái tranh chấp nhưng thị trường vẫn nỗ lực giữ được sắc xanh.

Kết phiên, VN-Index tăng 5,81 điểm, tương đương 0,56% và đóng cửa tại 1.033,75 điểm. Thanh khoản giảm với 575,8 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Nhóm VN30 có diễn biến nổi trội hơn thị trường chung nhờ diễn biến tăng của nhiều cổ phiếu ngân hàng, và tăng 1,1% khi kết phiên. Trong nhóm, có 17 mã tăng giá như VRE (+6,7%), TPB (+5,3%), VPB (+5,2%), STB (+4,6%), TCB (+4,3%) ... Ở chiều ngược lại, có 9 mã giảm giá, mạnh nhất vẫn là HPG (-4,2%), tiếp theo là PDR (-3%), MWG (-2,9%), BID (-1,4%), VJC (-1,2%) ...

Với diễn biến tranh chấp trong vùng giá xanh của thị trường, thị trường tiếp tục có sự phân hóa và số lượng cổ phiếu tăng giá vẫn còn chiếm quá na trên toàn thị trường. Nhóm ngân hàng mặc dù có phần hụt hơi cuối phiên nhưng vẫn là nhóm hỗ trợ tích cực cho thị trường, đồng thời nhóm chứng khoán vẫn duy trì đà tăng.

Ngoài ra nhóm bất động sản và xây dựng cũng có động thái cải thiện… Ở chiều ngược lại, nhóm thép tiếp tục là nhóm gây nhiều sức ép cho thị trường, bên cạnh đó là động thái suy yếu của nhóm bán lẻ.

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp

Tự doanh có phiên mua ròng nhẹ

Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán, họ mua ròng 25,4 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 80,9 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 13/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là ngân hàng, bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày 1/11 gồm STB, VNM, VHM, TCB, VIC, MSN, VCB, HPG, VPB, VRE.

Trong khi đó, nhóm bị bán ròng mạnh nhất là bảo hiểm. Top các mã bị bán ròng gồm NVL, DXG, DPM, ACB, NHH, FUEDCMID.

  Nguồn: Thu Thảo tổng hợp 

Tổ chức nội mua ròng gần 220 tỷ đồng

Giao dịch cùng chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước mua ròng 218,5 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 67,6 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 7/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm tài nguyên cơ bản. Top bán ròng có HPG, VIX, MBB, BMP, SZC, PNJ, REE, PC1, HDG, STB.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của ngân hàng. Top mua ròng có DPM, TCB, SSB, DCM, GAS, VCB, NLG, FPT, SAB, VIB.

Cá nhân trong nước chuyển mua ròng phiên VN-Index chưa thể vượt cản

Trong phiên VN-Index chưa thể vượt cản, NĐT cá nhân mua ròng 517,4 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 562,8 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 8/18 ngành, chủ yếu là ngành tài nguyên cơ bản. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung gồm HPG, KBC, STB, SSI, GEX, NVL, VIC, VIX, DXG, MBB.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 10/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành thực phẩm và đồ uống, ngân hàng. Top bán ròng có MSN, VHM, VRE, VCI, VCB, DPM, TCB, DCM, VNM, FRT.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp 

NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 760 tỷ đồng

Về phía NĐT nước ngoài, họ bán ròng 758,4 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh trên HOSE thì họ bán ròng 711,3 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm thực phẩm và đồ uống, bán lẻ. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã MSN, VHM, VRE, VCI, DIG, FRT, VPB, VCB, VNM, VJC.

Tại phía bên bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại chủ yếu rút vốn khỏi nhóm tài nguyên cơ bản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã HPG, KBC, STB, SSI, GEX, VIC, KDH, GAS, CTG.

Thu Thảo

Chuyên gia: Trạng thái tỷ giá hiện rất mong manh, lãi suất thấp chưa chắc đã tốt cho nền kinh tế
Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh cho rằng tỷ giá có thể tăng nhanh trong những tháng tới nếu gặp phải áp lực nhập siêu. Theo ông, việc hạ lãi suất hiện nay chưa thúc đẩy được nền kinh tế, trong khi lại đang tạo ra rủi ro cho tỷ giá.