|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 1/3: NĐT cá nhân gom 6 phiên liên tiếp, tổng giá trị mua ròng hơn 4.400 tỷ đồng

08:25 | 01/03/2021
Chia sẻ
Trong phiên cuối tuần qua (26/2), NĐT cá nhân ghi nhận phiên mua ròng thứ 6 liên tiếp với giá trị 622 tỷ đồng, theo đó đẩy giá trị mua ròng sau 6 phiên lên tới 4.428 tỷ đồng. Cùng chiều với nhóm NĐT cá nhân còn có tự doanh CTCK cũng mua ròng nhẹ phiên này.

NĐT cá nhân mua ròng 6 phiên liên tiếp, tổng giá trị hơn 4.400 tỷ đồng

Thị trường hồi phục mạnh mẽ trong phiên giao dịch chiều cuối tuần vừa qua (26/2). Kết phiên, VN-Index tăng 3,04 điểm (0,26%) lên 1.168,47 điểm, HNX-Index tăng 1,23% lên 249,22 điểm, UPCoM-Index tăng 0,21% lên 76,64 điểm.

Trong các bên tham gia thị trường, NĐT cá nhân đối trọng với nhà đàu tư nước ngoài và tổ chức trong nước, ghi nhận phiên mua ròng thứ 6 liên tiếp. Cụ thể, nhóm này tiếp tục mua ròng 622 tỷ đồng, trong đó 614 tỷ đồng là mua ròng qua khớp lệnh.

Mã được mua ròng lớn nhất phiên này vẫn là VNM, đối trọng với lực bán ra từ phía nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức trong nước cũng như tự doanh. Đây là mã được nhà đầu tư cá nhân mua ròng liên tục tổng 1.258 tỷ đồng, đối ứng với việc NĐT nước ngoài bán ra 9 phiên liên tiếp.

Các mã khác được mua vào nhiều nhất trong ngày là HSG, VIC, DXG, HDB và MSN. Phía bán ròn, nhóm này xả MWG, GAS, ACB, FLC và TCB tuy nhiên lực bán ròng khá nhẹ dừng ở mức từ 24 tỷ đồng đến 39 tỷ đồng.

Như vậy, trong 6 ngày mua ròng liên tiếp, NĐT cá nhân đã mua ròng 4.428 tỷ đồng bao gồm 4.162 tỷ đồng qua khớp lệnh.

Về phía NĐT tổ chức trong nước, đà bán ròng tiếp tục với giá trị 184 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 169 tỷ đồng.

NĐT tổ chức trong nước vẫn bán ròng ngành tài nguyên cơ bản (HPG, HSG), ngân hàng (CTG, STB, HDB, MBB, VCB) và du lịch và giải trí (VJC). Nhóm này mua ròng rất ít gồm ngành dầu khí (PLX, PVD), bán lẻ (VRE, MWG).

Khối tự doanh tiếp tục mua ròng nhẹ trong phiên cuối tuần

Thống kê trong phiên giao dịch cuối tuần (26/2), nhóm tự doanh tiếp tục gom nhẹ 35,5 tỷ đồng với khối lượng 283.155 đơn vị.

Dòng tiền thông minh 1/3: NĐT cá nhân gom 6 phiên liên tiếp, tổng giá trị mua ròng hơn 4.400 tỷ đồng - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Top10 mã thu hút dòng vốn tự doanh, cổ phiếu TCB dẫn đầu với giá trị 34 tỷ đồng, theo sau là MWG (33 tỷ đồng) và VRE (28 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, khối tự doanh mua ròng HDG và GAS lần lượt 12 tỷ đồng và 11 tỷ đồng. Một số mã cùng chiều mua ròng như KDH, VCI, REE, E1VFVN30 và PHR.

Top10 mã bị khối tự doanh bán ròng, cổ phiếu HPG ghi nhận giá trị cao nhất với 20 tỷ đồng. Kế đến, dòng vốn tự doanh rút khỏi cổ phiếu MBB (16 tỷ đồng), IJC (15 tỷ đồng), VPB (10 tỷ đồng).

Khối tự doanh cũng bán ròng VNM, FPT, MSN, FPT, FUEVFVND. Ngoài ra, trong phiên cuối tuần còn DIG và VIC cũng ghi nhận giá trị bán ròng.

NĐT nước ngoài chưa dừng bán ròng, xả hơn 450 tỷ đồng phiên cuối tuần

NĐT nước ngoài bán ròng liên tiếp phiên thứ 6 với mức bán ròng ngày cuối tuần là 452 tỷ đồng, trong đó 485 tỷ đồng là bán ròng qua khớp lệnh. Tuy nhiên, điểm tích cực là mức độ bán ròng đã giảm. Theo đó, giá trị bán ròng của khối ngoại giảm 19,4% so với mức bán ròng bình quân 5 phiên gần nhất.

Ngày 26/2 là ngày cuối cùng các quỹ tracking chi số MSCI cơ cấu danh mục, tuy nhiên việc mua bán của nhà đầu tư nước ngoài không có đột biến, top mua bán ròng của họ vẫn theo xu hướng những ngày gần đây.

Trong đó, nhóm này bán mạnh VNM và một số cố phiếu ngân hàng. NĐT nước ngoài bán ròng tập trung vào nhóm bất động sản (VRE, DXG, VIC,KDH, NVL), thực phẩm và đồ uống (VNM), ngân hàng (CTG, STB, VCB). Diễn biến trái chiều, khối ngoại chủ yếu mua ròng các mã PVS, VJC, HPG, GAS và MBB.

Trong chuỗi bán ròng 6 phiên liên tiếp gần đây, NĐT nước ngoài đã bán ròng tổng cộng 2.857 tỷ đồng.

Thu Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.