Dòng tiền thông minh (1/11): Tự doanh CTCK nới rộng đà mua ròng bất chấp khối ngoại xả trăm tỉ phiên VN-Index mất mốc 1.000 điểm
Dòng tiền thông minh tập trung cổ phiếu công nghiệp và bất động sản
Thị trường có phiên giảm điểm trái ngược với các TTCK chủ chốt trong khu vực và phân hóa mạnh khi số mã giảm điểm gấp đôi số mã tăng điểm.
Đón nhận thông tin Fed cắt giảm thêm 0,25% lãi suất, VN-Index duy trì được đà tăng tích cực trong phiên sáng khi các mã bluechips như VHM, VIC, VCB, MSN, BVH đồng thuận tăng điểm. Tuy nhiên, sự rung lắc mạnh đã xuất hiện khi chỉ số chịu áp lực điều chỉnh từ VNM, HPG, CTG
Kết phiên, VN-Index giảm 2,07 điểm (0,21%) xuống 998,82 điểm; HNX-Index giảm 0,66% xuống 105,19 điểm; UPCoM-Index giảm 0,05% xuống 56,23 điểm. Thanh khoản thị trường tăng mạnh về cuối phiên với giá trị giao dịch 4.562 tỉ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận trên HOSE 886,7 tỉ đồng.
Dòng tiền tập trung tại nhóm công nghiệp (1.245 tỉ đồng), theo sau là nhóm bất động sản (887 tỉ đồng).
Khối tự doanh tiếp tục mua ròng gần 78 tỉ đồng, tâm điểm giao dịch VNM
Thống kê giao dịch trong phiên hôm qua, bộ phận tự doanh CTCK tiếp tục mua ròng 77,7 tỉ đồng với khối lượng 1 triệu đơn vị.
Nguồn: Ánh Hường tổng hợp
Về giá trị giao dịch cụ thể, khối tự doanh mua vào chủ yếu cổ phiếu VNM 37,91 tỉ đồng. Mã này đồng thời dẫn đầu phía bán ra với giá trị 18,79 tỉ đồng.
Theo sau đó tại chiều mua vào, khối này mua trên 10 tỉ đồng hai mã MSN và MWG, giá trị lần lượt đạt 10,59 tỉ đồng và 10,2 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, cổ phiếu VHM được khối tự doanh mua vào 9,41 tỉ đồng, MBB (9,19 tỉ đồng), HPG (8,87 tỉ đồng), FPT (8,66 tỉ đồng). Ghi nhận giá trị mua vào trong phiên còn có cổ phiếu VIC (7,04 tỉ đồng) và VRE (5,85 tỉ đồng).
Trong khi đó, ngoài cổ phiếu VNM, khối tự doanh bán ra KDH (10,08 tỉ đồng). Bộ phận tự doanh còn tạo áp lực thoái vốn lên cổ phiếu FPT (6 tỉ đồng), VHM (5,36 tỉ đồng), VRE (5,03 tỉ đồng). Lọt top bán ra còn có mã HDG, MBB, VRE và chứng chỉ quĩ E1VFVN30.
Khối ngoại bán ròng 125 tỉ đồng phiên thứ ba liên tiếp
Thống kê giao dịch khối ngoại, đáng chú ý trên HOSE, cổ phiếu VNM chịu áp lực xả 163 tỉ đồng. Bên cạnh đó, khối ngoại bán ròng mạnh mã MSN (40,14 tỉ đồng) và POW (17,84 tỉ đồng). Trong top bán ròng còn có HDB, LIX, DXG, FLC…
Ngược lại, dẫn đầu phía mua ròng là cổ phiếu VRE với giá trị 37,17 tỉ đồng. NĐT nước ngoài còn gom cổ phiếu VJC (15 tỉ đồng), STB (14,6 tỉ đồng), GAS (13,44 tỉ đồng) và BID (12,11 tỉ đồng).
Sàn HNX ghi nhận giá trị án ròng gần 5 tỉ đồng với khối lượng 616.546 đơn vị. Áp lực bán ròng tập trung lên cổ phiếu NVB là 4,4 tỉ đồng, kế đến là CEO (1,5 tỉ đồng). Cùng chiều, khối ngoại bán ròng MAS, VCS và NTP. Trái lại, NĐT nước ngoài mua ròng SHS, PVS và IDV.
Tại thị trường UPCoM, khối này xả 12,5 tỉ đồng và khối lượng 831.118 cổ phiếu. Cổ phiếu VEA ghi nhận giá trị bán ròng trên 10 tỉ đồng (15,4 tỉ đồng), theo sau là các cổ phiếu với giá trị thấp hơn như BSR (5,3 tỉ đồng), VTP (1,6 tỉ đồng).
Diễn biến trái chiều, NĐT nước ngoài gom cổ phiếu ACV (9,6 tỉ đồng). Cùng chiều mua ròng còn có BCM, OIL và LTG.
Cổ đông lớn Chứng khoán FPT muốn thoái bớt phần vốn góp tại May Sông Hồng
Thống kê thông báo giao dịch trên HOSE và HNX, lãnh đạo và cá nhân (tổ chức) có liên quan đăng kí mua vào cổ phiếu AAM, GDT và MSH trong khi không có mã nào bị đăng kí bán ra.
Nguồn: Ánh Hường tổng hợp
Đáng chú ý, CTCP Chứng khoán FPT vừa thông tin muốn bán 880.000 cổ phiếu MSH của CTCP May Sông Hồng trong thời gian từ ngày 5/11 đến 4/12 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, chứng khoán FPT dự kiến giảm tỉ lệ sở hữu tại May Sông Hồng từ 12,96% về 11,2% vốn điều lệ, tương ứng 5,6 triệu cổ phiếu MSH.
Được biết, bà Nguyễn Thị Hạnh, thành viên tiểu Ban Kiểm toán nội bộ của May Sông Hồng hiện đang là Giám đốc Tư vấn Tài chính doanh nghiệp của Chứng khoán FPT. Bà Hạnh cũng là cổ đông MSH với số lượng cổ phần MSH sở hữu là 334.080 cp, tương đương 0,67% vốn điều lệ.