|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Đồng tiền ảo Libra của Facebook sẽ bị giám sát chặt chẽ

21:18 | 22/06/2019
Chia sẻ
Bangân hàng trung ương châu Âu đã tuyên bố giám sát chặt chẽ đối với đồng tiền ảođược lên kế hoạch phát hành trong năm 2020 của Facebook, để đảm bảo nó sẽ khônggây nguy hiểm cho hệ thống tài chính hoặc được sử dụng để rửa tiền.

Facebook đã thu hút sự quan tâm trên toàn thế giới trong tuần này khi công bố kế hoạch giới thiệu một loại tiền điện tử có tên Libra, một phần trong nỗ lực mở rộng sang lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số của “ông lớn” này.

Facebook cho biết Libra sẽ được hỗ trợ bởi các tài sản trong thế giới thực như tiền gửi ngân hàng và trái phiếu chính phủ ngắn hạn ổn định hơn, và qua đó thực hiện các lệnh thanh toán và chuyển tiền thuận tiện hơn so với các loại tiền ảo khác hiện nay như bitcoin.

Đồng tiền ảo Libra của Facebook sẽ bị giám sát chặt chẽ - Ảnh 1.

Với tiềm năng tiếp cận hàng tỷ người dùng internet và sự hậu thuẫn của các đại gia thanh toán như Visa, MasterCard, Paypal..., Facebook hy vọng Libra sẽ không chỉ cung cấp các giao dịch nhanh chóng mà còn cung cấp cho những người không có tài khoản ngân hàng lần đầu tiên truy cập được vào các dịch vụ tài chính.

Nhưng các ngân hàng trung ương của Anh, Pháp và Đức cho biết Facebook nên “kiên nhẫn” chờ đợi sự xem xét kỹ lưỡng.

Trong một cuộc phỏng vấn của đài BBC, Thống đốc Ngân hàng Anh, Mark Carney tuyên bố: “Nó phải an toàn, hoặc nó sẽ không bao giờ tồn tại”.

“Chúng tôi, Cục dự trữ Liên bang Mỹ FED, tất cả các ngân hàng trung ương và giám sát viên toàn cầu lớn, sẽ trực tiếp giám sát việc này”, ông  Mark Carney cho biết thêm.

Các ngân hàng trung ương toàn cầu cho đến nay phần lớn đã kiềm chế việc điều tiết các loại tiền ảo, sau khi không đạt được thỏa thuận về cách thức hoạt động vào năm ngoái và kết luận rằng tiền ảo “quá nhỏ” để gây rủi ro cho hệ thống tài chính.

Các cơ quan quản lý toàn cầu khác cũng đã và đang theo dõi chặt chẽ sự tăng trưởng của các đồng tiền điện tử. Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế FATF - cơ quan giám sát chống rửa tiền toàn cầu có trụ sở tại Paris, dự kiến sẽ công bố các quy tắc giải quyết việc sử dụng tiền kỹ thuật số cho các mục đích bất hợp pháp.

Quay trở lại với Libra, mục tiêu mà đồng tiền mã hoá này của Facebook hướng đến là trở thành một đồng stablecoin – loại tiền kỹ thuật số được thiết kế để với giá trị ổn định, tránh dao động giá quá mạnh có thể dẫn tới bất lợi trong thanh toán và thương thảo. Như vậy đồng nghĩa với việc giá trị của đồng Libra sẽ không biến động mạnh như Bitcoin.

Trước tham vọng trên của Facebook, Pháp đã tuyên bố sẽ tạo ra một tổ công tác đặc biệt về vấn đề này như là một phần trách nhiệm của mình trong nhiệm kỳ chủ tịch Nhóm bảy nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới G7. Tổ công tác này sẽ do ông  Benoit Coeure - thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng Trung ương châu Âu điều hành.

Ngoài ra, ông Villeroy de Galhau - Thống đốc ngân hàng trung ương Pháp, cho biết, trong những tháng tới sẽ kiểm tra các yêu cầu chống rửa tiền, cũng như những vấn đề về bảo vệ người tiêu dùng và khả năng phục hồi hoạt động; và bất kỳ vấn đề nào liên quan đến truyền dẫn chính sách tiền tệ.

Người đồng cấp Đức của ông, ông Jens Weidmann thì lại cảnh báo rằng stablecoin có thể làm suy yếu các ngân hàng nếu chúng thay thế rộng rãi cho tiền gửi ngân hàng bằng các loại tiền tệ thông thường khác. “Cái này có thể phá vỡ giao dịch ngân hàng và thị trường tài chính trung gian” ông Weidmann nhấn mạnh.

Sự ra mắt của Libra có thể mở ra một kỉ nguyên thương mại và thanh toán mới của Facebook.  Tuy nhiên, dự án Libra được công bố đúng vào thời điểm vô cùng nhạy cảm đối với Facebook, khi “ông lớn” này đang phải vật lộn với hàng loạt bê bối liên quan đến bảo mật dữ liệu, phát ngôn thù địch, và giờ lại phải đối mặt với những “hoài nghi”, “cẩn trọng” và hoạt động giám sát lớn nhất từ các cơ quan chức năng, nên tham vọng muốn trở thành "gã khổng lồ" trong ngành tài chính của Facebook chưa thể sớm trở thành hiện thực.

Trang Vũ