|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Đồng Nai chiếm tới 50% nguồn cung heo cho TP HCM: Những thách thức lớn trước nguy cơ dịch tả heo châu Phi xâm nhập

16:39 | 09/05/2019
Chia sẻ
Ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM cho biết thành phố là đầu mối tiêu thụ thịt heo lớn nhất trong khu vực hiện có khoảng 12 tỉnh cung cấp nguồn heo vào thành phố giết mổ. Trong đó, nguồn heo từ Đồng Nai chiếm 45 - 50%.

Nguồn cung heo từ Đồng Nai chiếm tới 50%

Trước những khó khăn trong việc ngăn chặn dịch tả heo châu Phi, trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP HCM, cho biết thành phố là đầu mối tiêu thụ thịt heo lớn nhất trong khu vực hiện có khoảng 12 tỉnh cung cấp nguồn heo vào thành phố giết mổ. Trong đó, nguồn heo từ Đồng Nai chiếm 45 - 50%. 

Ông Phát thông tin hiện nay có sự chênh lệch giá heo hơi giữa các tỉnh khu vực miền Bắc và các tỉnh phía Nam bình quân có khoảng 3.500 - 4.000 con heo từ phía Bắc quá cảnh qua địa bàn thành phố  đi vào các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, quá trình dịch chuyển nguồn heo từ miền Bắc vào Nam sẽ tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh từ Bắc vào Nam.

"Hiện nay nguồn gia súc nhập về thành phố đã được Chi cục Chăn nuôi Thú y kiểm soát chặt chẽ, các trường hợp nhập heo từ các tỉnh phía Bắc vào đều được lấy mẫu giám sát dịch bệnh.

Khó khăn lớn nhất là nguồn heo nhập về các cơ sở giết mổ ở các tỉnh rồi đưa về các chợ đầu mối cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhất là khi dịch bệnh xảy ra diện rộng tại các tỉnh miền Đông hoặc Tây Nam Bộ", ông Phát nói. 

Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP HCM cho biết thêm, các chợ truyền thống hiện nay do UBND quận, huyện quản lý chưa kiểm soát chặt chẽ được nguồn gốc sản phẩm thịt heo nhập vào các chợ,  khi dịch bệnh lan rộng sẽ gia tăng việc giết mổ, vận chuyển thịt heo không nguồn gốc, giết mổ heo bệnh từ các tỉnh trốn tránh kiểm dịch đưa vào các chợ.

Một số địa bàn vẫn còn tình trạng giết mỗ heo trái phép hoạt động, đặc biệt là quận Gò Vấp, quận 12, quận Bình Tân. Mặc dù các địa phương có chỉ đạo xử lý, tuy nhiên chưa xử lý dứt điểm.

"Đây là nguy cơ phát sinh dịch bệnh do các hộ tiếp nhận nguồn heo không qua kiểm dịch, cung cấp trực tiếp cho các khu công nghiệp, chợ truyền thống, chợ tự phát", ông Phát cho hay. 

TP HCM tăng cường chặn dịch tả heo châu Phi

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) TP HCM, hiện Sở đã chỉ đạo Cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành các quận huyện tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép heo và sản phẩm thịt heo.

Đồng Nai chiếm tới 50% nguồn cung heo cho TP HCM: Những thách thức lớn trước nguy cơ dịch tả heo châu Phi xâm nhập - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Tuổi Trẻ

Đồng thời, các cơ quan giám sát chặt chẽ tình hình dịch tễ đàn gia súc; kiểm tra, thực hiện tiêm phòng, kịp thời nắm bắt thông tin dịch bệnh. 

Các Trạm kiểm dịch đầu mối giao thông, 3 đoàn kiểm tra liên ngành phòng chống dịch bệnh động vật tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển heo và sản phẩm thịt heo không qua khai báo kiểm dịch. 

Tuân thủ quy trình kiểm dịch và tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển gia súc tại các trạm đầu mối giao thông; tuân thủ chặt chẽ quy trình nhập heo và kiểm soát giết mổ.

Các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguồn gia súc nhập vào các cơ sở giết mổ, đối với các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ lấy mẫu giám sát bệnh dịch tả heo châu Phi.  Khuyến cáo các thương nhân không nhập nguồn heo từ các tỉnh phía Bắc để hạn chế nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả heo châu Phi.

Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi tập trung thường xuyên thực hiện các biện pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng, tăng cường các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho đàn gia súc.

Sở NN&PTNT khuyến cáo tuyệt đối không nhập con giống không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch; thực hiện nghiêm việc tiêm phòng và kiểm soát tốt nguồn thức ăn, phương tiện vận chuyển ra vào trại.

Đồng thời khi phát hiện heo có dấu hiệu bị nhiễm dịch tả heo Châu Phi, phải khai báo ngay với cơ quan thú y, không tự ý xử lý; chấp hành nghiêm hướng dẫn xử lý dịch bệnh của cơ quan thú y.

Đức Quỳnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.