|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Động cơ nào để Công ty tài chính MB (MCredit) hợp tác với Shinsei Bank

07:00 | 04/07/2017
Chia sẻ
Hợp tác với đối tác Nhật Bản Shinsei Bank, MBBank kỳ vọng nhận được những lợi thế về cách thức hoạt động, chia sẻ rủi ro trong thị trường tài chính tiêu dùng.
loi the nao cho mcredit khi hop tac cung voi shinsei bank
Lễ ký kết hợp tác giữa MCredit và Shinsei Bank (Nguồn: MBBank)

Ngày 14/12/2016, Công ty Tài chính TNHH Một thành viên MB chính thức ra mắt thị trường tài chính tiêu dùng với thương hiệu MCredit. Công ty là kết quả của quá trình tái cơ cấu thành công Công ty Tài chính Cổ phần Sông Đà.

Tháng 11/2016, MBBank và Shinsei Bank đã đi đến thống nhất để ký kết hợp đồng liên doanh và hợp đồng chuyển nhượng 49% vốn của MCredit. Dự kiến mô hình liên doanh này sẽ hoàn thành trong năm 2017, với tên gọi Công ty TNHH Tài chính tiêu dùng MB Shinsei và tên thương hiệu là MCredit.

Sự chống lưng của đối tác ngoại

Shinsei Bank là công ty con của Shinsei Financial, công ty lớn thứ ba trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng của Nhật Bản với thị phần khoảng 6%. Trong đó, mảng tín dụng cá nhân đóng góp 146 tỷ yên (1,32 tỷ USD), tương đương 64% tổng thu nhập từ hoạt động của ngân hàng trong năm 2016. Đặc biệt, lợi nhuận cho vay tín chấp của Shinsei đạt 64,2 tỷ yên (582,7 triệu USD), chiếm 53% tổng thu nhập lãi.

loi the nao cho mcredit khi hop tac cung voi shinsei bank
Ảnh: VCSC

Shinsei Bank xem hoạt động cho vay cá nhân tín chấp là lĩnh vực trụ cột thúc đẩy tăng trưởng, dự kiến đạt tăng trưởng kép 10% giai đoạn 2016 - 2019. Ngân hàng liên tục giành thị phần mảng tài chính tiêu dùng nhờ hệ thống công nghệ thông tin hoạt động hiệu quả, quản lý rủi ro và kinh nghiệm điều hành.

Khi hợp tác với Shinsei Bank, MCredit sẽ nhận được những lợi thế về kinh nghiệm, cách thức hoạt động từ đối tác. Ngoài ra, Shinsei Bank sẽ chuyển giao hệ thống công nghệ thiết kế theo đặc thù và tương thích với hoạt động ngân hàng cho MCredit.

Giảm thiểu rủi ro từ tài chính tiêu dùng

Tài chính tiêu dùng được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng phát triển tại Việt Nam trong thời gian tới. Quy mô cho vay tiêu dùng năm liên tục tăng qua các năm, theo ước tính của Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VietCapital - VCSC), thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam năm 2016 có doanh thu khoảng 598.500 tỷ đồng, chiếm 9,8% GDP.

Với NIM trung bình khoảng 20% (so với trung bình của ngành ngân hàng nói chung là 2,9%) tín dụng tiêu dùng được đánh giá là tiềm năng và khá hấp dẫn đối với giới đầu tư tài chính. Do đó, thị trường này trong thời gian gần đây được khá nhiều các ngân hàng, công ty tài chính tham gia.

Tuy nhiên, đi kèm với lợi nhuận cao là mức rủi ro cao. Báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty tài chính tiêu dùng cho thấy mặc dù có mức tỷ suất sinh lời cao nhưng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các công ty này cũng không hề thấp.

Đây chính là nguyên nhân mà nhiều công ty tài chính của các ngân hàng đang hối hả tìm kiếm đối tác ngoại để hợp tác nhằm chia sẻ rủi ro và xây dựng hệ thống hoạt động tốt hơn.

Cổ phần 51% tại MCredit không có nghĩa là MBBank góp 51% vốn mà có thể thấp hơn nhiều so với mức đó. Động thái này cho thấy MBBank đang tự tạo phương án phòng ngừa rủi ro lên quan đến MCredit, VCSC nhận định.

MCredit cần bao nhiều vốn để chiếm lĩnh được 10% thị trường tài chính tiêu dùng?

Theo ước tính của Viet Capital, tổng thị trường tín dụng cá nhân MCredit có thể tiếp cận trong năm 2019 là 995.400 tỷ đồng. Trong đó, FE Credit là công ty chiếm thị phần lớn nhất với 48,4%; theo sau đó là các đối thủ Home Credit, HD Saison và Prudential.

Để giành được mức thị phần từ 2,5% - 10% thị trường tài chính tiêu dùng thì MCredit phải có vốn đầu tư tương ứng từ 1.700 tỷ đồng - 7.000 tỷ đồng. Mức vốn điều lệ của MCredit hiện nay là 500 tỷ đồng và dự kiến tăng lên 800 tỷ trong năm 2017.

loi the nao cho mcredit khi hop tac cung voi shinsei bank
Ảnh: VCSC
loi the nao cho mcredit khi hop tac cung voi shinsei bank Tài chính tiêu dùng, những rủi ro nhãn tiền

Những khoản vay nhỏ không cần tài sản bảo đảm đang đem lại lợi nhuận lớn cho nhiều ngân hàng. Nhưng lĩnh vực này cũng ...

loi the nao cho mcredit khi hop tac cung voi shinsei bank Tài chính MB chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên

Tài chính MB - Mcredit được chuyển đổi hình thức pháp lý từ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang hai thành ...

loi the nao cho mcredit khi hop tac cung voi shinsei bank Công ty tài chính 500 tỷ đồng của MBBank đi vào hoạt động

Với quy mô vốn điều lệ 500 tỷ đồng, Mcredit sẽ phát triển 2 mảng dịch vụ chính là cho vay tiền mặt và cho ...

Diệp Bình

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.