Đồng bằng Sông Cửu Long: Làm gì để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh?
VCCI: Doanh nghiệp phải chi tiền bảo kê để được 'yên ổn làm ăn' | |
Quảng Ninh 'soán ngôi' Đà Nẵng đứng đầu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI |
Theo báo cáo tại Hội thảo, năm 2017, các tỉnh ĐBSCL tiếp tục nằm trong nhóm có chỉ số PCI cao nhất cả nước, đạt 63,40 điểm. Đặc biệt, trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất qua điều tra PCI năm 2017 thì có tới 5 tỉnh thuộc vùng ĐBSCL là Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Long An và Cần Thơ.
Kể từ năm 2014 tới nay, vùng ĐBSCL luôn có chỉ số PCI trung bình cao nhất trong 6 vùng trên toàn quốc. Kết quả này cũng chính là sự nỗ lực của các cấp chính quyền nhằm tạo dựng thương hiệu của vùng ĐBSCL có môi trường kinh doanh thân thiện, năng động và hỗ trợ, nhằm góp phần thu hút đầu tư cho vùng ĐBSCL.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, Giám đốc Dự án PCI nhấn mạnh: Vùng ĐBSCL trong nhiều năm qua luôn có chỉ số PCI ở tốp đầu. Điều này thể hiện chất lượng điều hành của vùng luôn được cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá cao, thể hiện mức độ hài lòng của doanh nghiệp và người dân trong vùng ngày càng tăng.
Chỉ số PCI của vùng ĐBSCL luôn đạt ở mốc cao là do: Nơi thành lập doanh nghiệp dễ dàng nhất, cải cách hành chính có chất lượng tốt nhất, doanh nghiệp phải chịu gánh nặng “chung chi – bôi trơn ” thấp nhất, cơ hội thuận lợi tiếp cận đất đai và sử dụng ổn định lâu dài cho doanh nghiệp, môi trường pháp lý an toàn và kinh doanh bình đẳng.
Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI đã chỉ ra những giải pháp để tiếp tục nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh trong thời gian tới: trước hết các địa phương trong vùng cần phải đề ra nghị quyết về cải thiện PCI, cần thiết phải thành lập hiệp hội doanh nghiệp cấp tỉnh thống nhất các hiệp hội doanh nghiệp nhỏ để là nơi tham mưu, cầu nối giữa cơ quan chính quyền với cộng đồng doanh nghiệp đồng thời liên kết các doanh nghiệp để thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các tỉnh thành cần xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp quận huyện, sở ban ngành, cấp xã, phường và đến từng cán bộ công chức... để đo lường sự hài lòng của doanh nghiệp đối với cán bộ công chức, tạo áp lực thúc đẩy cải cách. Khi có hiệp hội doanh nghiệp thống nhất, các địa phương thành công đều là những nơi tạo điều kiện cho hiệp hội doanh nghiệp tham gia vào tất cả các cuộc họp, các chương trình nghị sự của Đảng, chính quyền để bàn về phát triển kinh tế cho địa phương.
“Chỉ số PCI năm 2017 có nhiều cải thiện so với năm trước nhưng ngay cả ở các đại phương có PCI tốt nhất, cũng mới đạt tổng mức điểm số 7/10, chưa đạt 8 hoặc 9/10, tức là chưa đạt được điểm số PCI xuất sắc. Như vậy, các tỉnh vẫn còn dư địa đến 30% (3/10) để cải cách – cải thiện chỉ số PCI ở năm 2018 và các năm tới. Trong đó, các điểm mạnh cần bức phá đi lên, chính là thước đo của chuẩn mực quốc tế và sự hài lòng ngày càng cao hơn của cộng đồng doanh nghiệp và người dân”, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/