|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Quảng Ninh 'soán ngôi' Đà Nẵng đứng đầu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI

11:00 | 22/03/2018
Chia sẻ
Quảng Ninh đã soán ngôi Đà Nẵng để đứng vị trí đầu bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2017 với số điểm tổng 70,69.

52-60% doanh nghiệp nói sẽ mở rộng quy mô kinh doanh

Chỉ số PCI đo lường chất lượng thực tế của điều hành kinh tế cấp tỉnh, thông qua thực tiễn tại các địa phương. Theo đó, PCI được đánh giá trên 10 thành phần chính là: Chỉ số gia nhập thị trường; khả năng tiếp cận đất đai; tính minh bạch; chi phí thời gian; chi phí không chính thức; cạnh tranh bình đẳng; tính năng động của chính quyền tỉnh; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; đào tạo lao động; thiết chế pháp lý và an ninh trật tự. Chỉ số PCI năm 2017 được điều tra trên 10.295 doanh nghiệp dân doanh và 2.003 doanh nghiệp mới thành lập.

Đại diện nhóm nghiên cứu chỉ số PCI, Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, cho biết, PCI tạo hành trình truyền lửa, mang tới động lực cải cách môi trường kinh doanh cho các địa phương trong cả nước.

quang ninh soan ngoi da nang dung dau ve nang luc canh tranh cap tinh pci

Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2017.

"Đã có lãnh đạo tỉnh chia sẻ với tôi rằng: Nhờ có đánh giá PCI mà mỗi sáng thức dậy chúng tôi tự hỏi minh đã làm được gì và có thể làm được gì cho doanh nghiệp, doanh nhân địa phương. Nhờ đó mà PCI đã nhân rộng môi trường cải cách", ông Lộc nói.

Theo đó, năm 2017 đón nhận nhiều khởi sắc, điểm số bình quân cao nhất từ 2005 đến nay, thể hiện môi trường kinh doanh đã được cải thiện một cách ấn tượng. Các số chi phí không chính thức đã được cải thiện đáng kể, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp đã được cải thiện.

Tuy nhiên, chỉ số PCI cũng chỉ ra những điểm còn đáng lo ngại với doanh nghiệp trong năm vừa qua. Cụ thể, tính minh bạch của các tỉnh còn chưa cao, việc giải quyết các tranh chấp của doanh nghiệp còn chưa tốt. Còn 19% doanh nghiệp cho biết vẫn phải chi trả chi phí không chính thức; còn nhiều doanh nghiệp thể hiện lo lắng về phiền hà trong tiếp cận đất đai, an ninh trật tự tại địa phương.

Theo ông Lộc, một điểm đáng lo ngại hơn cả là đang có sự chững lại của các "ngôi sao cải cách", cho thấy cải cách bộ máy cần có nhiều nỗ lực hơn và quan trọng nhất là giảm thiểu các thủ tục hành chính.

Nhận định về sự khởi sắc của chỉ số PCI của Việt Nam trong những năm gần đây, ông Daniel J.Kritenbrink, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói: Trên thực tế 63 tỉnh thành Việt Nam đều thể hiện tiến bộ trong năm vừa qua. Những tỉnh có điểm số CPI cao là những tỉnh có kết quả điều hành tốt hơn, tiến bộ hơn. Những tỉnh này cũng có kết cấu hạ tầng tốt, đời sống người dân được nâng cao và thịnh vượng hơn.

Tinh thần lạc quan của doanh nghiệp đang càng ngày càng gia tăng, ổn định từ năm 2013 khi nền kinh tế còn đang trì trệ. Cụ thể, năm 2017, 52% doanh nghiệp nội địa, 60% doanh nghiệp FDI nói sẽ mở rộng quy mô kinh doanh. Chỉ số PCI năm 2017 cho thấy 3 chỉ số qua trọng giảm mạnh và cho thấy Quảng Ninh, Đà Nẵng, Đồng Tháp đang là những tỉnh đứng đầu, ông Daniel J.Kritenbrink nhấn mạnh.

Quảng Ninh lần đầu "soán ngôi" Đà Nẵng đứng đầu xếp hạng PCI

Năm 2017 ghi dấu ấn mạnh mẽ của tỉnh Quảng Ninh khi đã "soán ngôi" Đà Nẵng để trở thành tỉnh thành đứng đầu về chỉ số PCI trên cả nước. Cụ thể, các thành phần để đánh giá PCI của Quảng Ninh năm 2017 đều tăng khá cao, nhờ đó mà tổng điểm của Quảng Ninh năm nay tăng mạnh lên mức 70,69 điểm vượt Đà Nẵng là 70,11 điểm.

Kết quả trên cho thấy nỗ lực không ngừng nghỉ của bộ máy lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, đưa Quảng Ninh từ một tỉnh chỉ đứng trong nhóm "tốt" vào những năm 2013-2014 đến nhóm "rất tốt" ở liên tiếp những năm sau đó. Thứ bậc của Quảng Ninh cũng luôn tục được cải thiện từ thứ 3 năm 2015 đến thứ 2 năm 2016 rồi đứng thứ nhất trong năm 2017.

Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu chỉ số PCI, năm 2017 có nhiều xu hướng tích cực. Cụ thể như 72% doanh nghiệp đánh giá cán bộ công chức giải quyết công việc hiệu quả hơn; 67% doanh nghiệp cho biết thời gian thực hiện Thủ tục hành chính được rút ngắn hơn so với quy định; 67% doanh nghiệp cho rằng cán bộ nhà nước đã thân thiện hơn; chỉ còn 13% (giảm 1/2 so với năm 2015) doanh nghiệp cho biết nội dung làm việc của các đoàn thanh kiểm tra bị trùng lặp.

Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết phải trả chi phí không chính thức, phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức cũng giảm so với 2015 và 2016.

Một trong những điểm tích cực đáng lưu ý trong chỉ số PCI lần này là đã có 45% doanh nghiệp cho rằng thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vục tư nhân là tích cực, trong khi năm 2015 con số này chỉ là 35%; cùng với đó, 67% doanh nghiệp cũng cho biết khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ kịp thời qua các cuộc đối thoại, tiếp xúc doanh nghiệp tại tỉnh.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nguyễn Thoan

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.