|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Donald Trump: 100 ngày đầu nhậm chức tệ nhất trong lịch sử

09:30 | 29/04/2017
Chia sẻ
Tờ Nytimes đăng tải bài phân tích về sự thất bại của tổng thống Donald Trump trong 100 ngày đầu tiên nhậm chức.
donald trump 100 ngay dau nham chuc te nhat trong lich su
Ảnh minh họa.

Cựu Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã đưa ra ý tưởng về 100 ngày đầu tiên làm tổng thống. Mặc dù, thực chất ông Roosevelt muốn nói về 100 ngày đầu tiên của kỳ Quốc hội đặc biệt chống lại cuộc Đại Suy Thoái. Tuy nhiên, ý tưởng này sau đó mang ý nghĩa 100 ngày nhậm chức bắt đầu từ 20/1, và đối với tổng thống Trump sẽ kết thúc vào thứ Bảy này.

Chắc chắn, chúng ta đã thấy một loạt các sự kiện quan trọng diễn ra trong thời gian gần đây. Trong khi, đây rõ ràng là một sự kiện quan trọng, nó cũng là một sự kiện đầy ý nghĩa. Các vị tổng thống có ảnh hưởng lớn nhất trong những tháng đầu tiên nhậm chức của họ, biến giai đoạn này trở nên đặc biệt quan trọng đối với một nhiệm kỳ tổng thống.

Với ông Trump, đây là 100 ngày đầu tiên ít thành công nhất kể từ khi khái niệm về ngày này tồn tại.

Cho dù lờ đi liệu những hành động của ông Trump là củng cố hay làm suy yếu đất nước, và chỉ tập trung vào những việc ông đã hoàn thành, đó là một sự khởi đầu không tốt. Những người ủng hộ ông thất vọng, trong khi đối thủ của ông có thể ăn mừng vì sự thất bại mà chính quyền ông thể hiện cho đến nay.

Trước đó, sự khởi đầu yếu nhất có lẽ thuộc về ông Bill Clinton và John F. Kennedy. Kết quả là, không ai trong số họ cuối cùng trở thành những vị tổng thống có ảnh hưởng nhất như Ronald Reagan hay Barack Obama. Nhưng 100 ngày đầu tiên của ông Trump thậm chí còn tệ hơn so với ông Clinton hay ông Kennedy, vì những lý do sau:

Ông Trump đã không thực hiện được bước tiến quan trọng trong bất kỳ một điều luật lớn nào. Dự thảo chương trình chăm sóc sức khỏe của ông không được thông qua. Bức tường biên giới của ông bị đình trệ. Hiện tại, ông mới chỉ đưa ra những quy tắc cơ bản của chương trình thuế. Thậm chí cả lệnh ông ban hành về nhập cư cũng bị tòa án chặn lại. Trước đó, trong quá khứ, ông George W. Bush và Ronald Reagan đã triển khai được những tiến trình ổn định về cắt giảm thuế suất, trong khi ông Barack Obama đã thông qua những chính sách về giáo dục và biến đổi khí hậu.

Vẫn còn nhiều vị trí trống trong chính quyền. Tính đến thứ Sáu, ông Trump mới chỉ đưa ra 50 đề cử cho 553 vị trí đứng đầu của ngành Hành pháp. Đúng như vậy, ông đã không đề cử bất kỳ ai để lấp 90% các vị trí quan trọng trong chính quyền của mình. Theo tổ chức đối tác ngành dịch vụ công cộng, một vị tổng thống kể từ năm 1989 trung bình sẽ đề cử gấp đôi số lượng của ông Trump.

Một phần lý do là chính quyền Trump đã thiếu chủ động trong việc đề cử người của mình vào các vị trí hành pháp. Lý do khác là những người được đề cử có những xung đột tiềm tàng về lợi ích do xuất thân là những nhà kinh doanh giàu có. Dù thế nào đi nữa, khi chưa hoàn thiện nhân sự thì những ưu tiên của Trump sẽ khó mà thực hiện.

Chính quyền của ông Trump bị chỉ trích vì bê bối nhiều hơn bất kỳ một chính quyền nào trước đó. Không một chính quyền mới nào phải giải quyết một vụ bê bối tiềm tàng lớn như cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga vào chiến dịch tranh cử của ông Trump. Sự kiện này có thể mất dần theo thời gian. Tuy nhiên, nó cũng có thể ảnh hưởng lớn tới nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Trump không có một chính sách ngoại giao rõ ràng. Liệu ông có phải là người theo chủ nghĩa bảo hộ, như khi ông bắt đầu tranh luận thương mại với Canada hôm thứ Ba, hay là một người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa, khi rút lại những lời chỉ trích của mình đối với Trung Quốc? Hay ông là một người thích sự cô lập, người can thiệp hay một vài sự thay thế? Dường như không một ai biết, khiến cho các đồng minh của ông băn khoăn và tạo cơ hội cho các đối thủ mong đợi sự ảnh hưởng của nước Mỹ đối với thế giới giảm đi.

Trong những thăm dò hiện đại, Trump trở thành vị tổng thống mới ít được ủng hộ nhất. Theo FiveThirtyEight, tỷ lệ ủng hộ của ông chỉ ở mức 41%. Trong khi tất cả các vị tổng thống được bầu chọn kể từ năm của ông Roosevelt nhận được tỷ lệ ủng hộ ít nhất là 53% sau 100 ngày. Ngoại trừ ông Gerald Ford nhận 45%, một vài người, gồm ông Obama, Reagan và Johnson có 60%.

Tỷ lệ ủng hộ ông Trump không chỉ phản ánh "cuộc chiến" của chính ông, mà sẽ còn trở thành nguyên nhân gây ra những khó khăn khác. Các thành viên của Quốc hội sẽ chẳng e dè đối với một vị tổng thống không được yêu thích, lý giải cho sự sụp đổ của chính sách chăm sóc sức khỏe Trumpcare.

Tuy nhiên, ông có thể đạt được một vài thành tựu theo cách của riêng mình. Đặc biệt nhất là ông đã bổ nhiệm một thẩm phán cho Tòa án tối cao, người có thể làm việc trong hàng thập kỷ. Trump cũng đưa ra một số sắc lệnh về chính sách biến đổi khí hậu, và kết hợp chính quyền liên bang với chủ nghĩa dân tộc của người da trắng.

Donald Trump vẫn là người quyền lực nhất nước Mỹ, nếu không nói đến thế giới. Tuy nhiên, với những tiêu chuẩn hiện tại của chính quyền, ông là vị tổng thống yếu nhất với một sự khởi đầu rất tệ.

Lyly Cao

Tiêu dùng là động lực quyết định tăng trưởng của nền kinh tế 2025
Với nhận định trên, TS. Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê kiến nghị Chính phủ có các giải pháp để tăng thu nhập của người dân, kích thích tiêu dùng nội địa.