Đôi bạn thân Giáo sư - Tiến sỹ 'thống lĩnh' tập đoàn nổi tiếng Việt Nam
Bkav và hành trình chinh phục chiếc điện thoại Việt |
Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình
Ông Trương Gia Bình là một trong những "lão tướng" của nền kinh tế, sáng lập ra Tập đoàn FPT nổi tiếng với nhiều lĩnh vực hoạt động. Ông cũng là một trong những doanh nhân giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Song ít ai biết, trước khi trở thành một doanh nhân nổi tiếng như bây giờ, ông Bình đã có một thời gian dài tham gia vào lĩnh vực giáo dục.
Ông Trương Gia Bình. |
Ông Bình tốt nghiệp khoa Toán cơ, Đại học Tổng hợp Mátxcơva năm 1979. Ông bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp Mátxcơva năm 1983 và được nhà nước phong tặng danh hiệu Phó Giáo sư năm 1991.
Ông Bình cũng là người có công lớn thành lập Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và ông từng làm giảng viên tại đây.
Năm 2006, công ty của ông mở Đại học FPT, ông Bình cũng tham gia vào hoạt động giảng dạy một số môn học như Nghệ thuật lãnh đạo, Văn hóa doanh nghiệp.
Tổng Giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc
Điều thú vị là trong thành phần lãnh đạo của FPT không chỉ có ông Trương Gia Bình mà còn có ông Bùi Quang Ngọc, Tổng Giám đốc FPT, cũng từng gắn bó với nghề giáo.
Ông Bùi Quang Ngọc. |
Trước khi đến với FPT, doanh nhân Bùi Quang Ngọc đã từng có gần 10 năm ăn lương nhà giáo, sau khi tốt nghiệp Khoa Toán, ĐH Tổng hợp Kishinhov (Cộng hòa Moldova) năm 1979 và bảo vệ luận án Tiến sĩ về Cơ sở dữ liệu tại Đại học Grenoble (Pháp) năm 1986.
Ông là giảng viên Khoa Toán, Khoa Tin học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ở ngôi trường nổi tiếng bậc nhất Thủ đô này, ông Ngọc giữ tới chức vụ Chủ nhiệm Khoa Tin học.
Cơ duyên với FPT của Tổng Giám đốc Bùi Quang Ngọc bắt đầu từ một tối mùa hè năm 1988 khi Trương Gia Bình - người bạn học năm xưa đến nhà chơi và thuyết phục ông tham gia nhóm sáng lập công ty FPT. Có thể nói, ngày định mệnh ấy đã biến ông Ngọc từ một giáo viên, một nhà khoa học thành một nhà kinh doanh công nghệ và quản lý doanh nghiệp như hôm nay.
Hai thầy giáo gắn bó với tập đoàn FPT từ những ngày đầu thành lập |
Không được trang bị một chút kiến thức về kinh doanh, quản trị, nhưng bản lĩnh, trí tuệ và đạo đức của một nhà giáo đã giúp ích cho ông trong công cuộc quản trị FPT. Trải qua chặng đường gần 30 năm thăng trầm cùng FPT, nhiều bước phát triển quan trọng của tập đoàn đều in dấu chân của vị lãnh đạo này.
Đại gia gỗ Trường Thành
Nhắc đến những trường hợp thầy giáo “tay ngang” thành công trên thương trường còn phải kể đến đại gia Võ Trường Thành - ông chủ Công ty CP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành.
Ông Võ Trường Thành sinh năm 1958, trên đất võ Tây Sơn - Bình Định. Năm 21 tuổi, khi đang làm nghề giáo viên, ông Thành quyết định rời vùng đất võ Tây Sơn lên Tây Nguyên lập nghiệp. Công việc ở xưởng chế biến gỗ của Lực lượng Thanh niên xung phong đóng tại Tây Nguyên đã khởi đầu mối lương duyên của người thầy giáo trẻ với gỗ.
Ông Võ Trường Thành |
Sau hơn 7 năm miệt mài cùng xưởng gỗ, ông được bầu làm Giám đốc Xí nghiệp Khai thác và Chế biến lâm sản Thanh niên Xung phong. Niềm đam mê với gỗ đã thúc đẩy ông tự khởi nghiệp với số vốn vay mượn 50 triệu đồng, thành lập xưởng sơ chế gỗ tại Đắk Lắk vào năm 1990.
Từng là giáo viên dạy Toán, ông Thành luôn áp dụng tư duy Toán học để tìm lời giải cho các vướng mắc trong điều hành. Chính điều này đã tạo điều kiện cho hoạt động của doanh nghiệp luôn ổn định và phát triển.
Nhưng cuối năm 2008 đầu 2009, kinh tế bắt đầu khó khăn và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ nội thất trên thế giới cũng giảm đã đẩy doanh nghiệp của ông rơi vào tình trạng khó khăn. Đến giờ, doanh nhân này ngập trong đống nợ.
Doanh nhân Trần Mộng Hùng
Ít ai biết được rằng, ông Trần Mộng Hùng, nguyên Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB, từng có thời gian là giảng viên trường Cao cấp nghiệp vụ ngân hàng (từ năm 1978 đến 1980).
Ông Trần Mộng Hùng |
Cơ duyên với ACB của ông Hùng bắt đầu từ những năm 1990, khi ông nhìn ra cơ hội lúc hệ thống ngân hàng được phân thành hai cấp là ngân hàng nhà nước và thương mại.
Nhận thấy cơ hội khi ngân hàng được phân thành hai cấp là ngân hàng nhà nước và thương mại, ông Hùng cùng bạn bè quyết định rời bục giảng, xây dựng ACB thành ngân hàng phục vụ nhu cầu dân sinh.
Nguyên Phó Tổng giám đốc ACB Nguyễn Thanh Toại
Ở ACB, ngoài ông Trần Mộng Hùng còn có ông Nguyễn Thanh Toại - nguyên Phó Tổng giám đốc, cũng có thâm niên làm nhà giáo trước khi đến với ngành ngân hàng.
Ông Toại từng là giảng viên tại Đại học Kinh tế TP.HCM những năm 1978 đến 1984 và 1991 đến 1993.
Ông Nguyễn Thanh Toại. |
Theo thông tin ACB công bố, ông Toại được bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng giám đốc ACB từ năm 1994. Ngoài cương vị là Phó Tổng giám đốc, ông Toại còn đảm nhiệm vai trò là người công bố thông tin của ngân hàng.
Tuy nhiên, ACB đã có quyết định miễn nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Thanh Toại kể từ ngày 25/6. Được biết, ông Toại rời ACB để đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV cho thuê tài chính ngân hàng Á Châu (ACB Leasing).
Hoa hậu quý bà Kim Hồng
Nổi tiếng với danh hiệu Hoa hậu quý bà, ít ai nhớ tới bà Kim Hồng đã từng làm giáo viên dạy nhạc vào những năm 1988-1989. Bà đang là chủ chuỗi cửa hàng kinh doanh ẩm thực, kinh doanh mỹ phẩm và thời trang mang thương hiệu riêng...
Hoa hậu quý bà Kim Hồng. |
TS Kim Hồng có 2 năm (năm 1988 và 1989) làm giáo viên dạy nhạc ở Trường Trung học Cơ sở Phan Bội Châu, quận 2, TP.HCM. Mặc dù đồng lương ít ỏi, nhưng bà tỏ ra là người rất yêu nghề và không nghĩ sẽ bỏ bục giảng.
Song một biến cố lớn của gia đình đã khiến quý bà này chuyển hướng. Năm 1990, khi cùng bố về Quảng Bình, bố bà Kim Hồng đã mất ở đây. Tinh thần suy sụp, quý bà thành đạt này đã không thiết gì đến công việc. Nghe lời anh trai, bà đã chuyển nghề và làm việc ở Trung tâm Quảng cáo Vinaxad, thuộc Bộ Công Thương, phụ trách Marketing.
Tổng giám đốc SaiGonBank Trần Thị Việt Ánh
Trong những cái tên CEO nữ chuyển từ nghề giáo sang làm ngân hàng, không thể không nhắc tới Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Công Thương (SaiGonBank) Trần Thị Việt Ánh.
Bà Trần Thị Việt Ánh. |
Bà Ánh đã từng có thời gian giảng dạy tại Đại học Ngân hàng TP.HCM, từng đảm đương vị trí Phó chủ nhiệm khoa Kế toán ngân hàng.
Năm 1994, bà Việt Ánh chuyển về SaigonBank và trở thành một trong những lãnh đạo của ngân hàng này. Và 10 năm sau, bà được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc.
Xem thêm |