|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Doanh thu 6 tháng của TNG tăng trưởng 3% so với cùng kỳ

15:20 | 04/07/2023
Chia sẻ
Thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu xuất khẩu của TNG với 46%, tiếp đó là thị trường Pháp, Canada, Nga,...

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (Mã: TNG) vừa công bố doanh thu tiêu thụ tháng 6 đạt 701 tỷ đồng giảm 8% so với cùng kỳ

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu tiêu thụ của công ty đạt 3.331 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ. Trong đó xuất khẩu chiếm 97%, chủ yếu sang các nước Mỹ (46%), Pháp (15%), Canada (10%), Nga (7%)…

Nguồn: Lâm Anh tổng hợp từ TNG.

Trong một báo cáo phân tích hồi tháng 6, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo trong năm nay, TNG sẽ ghi nhận 6.883 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 2% và 219 tỷ đồng lãi ròng giảm 25% so với năm 2022. Theo đơn vị phân tích, lợi nhuận của TNG có thể giảm do công ty chủ động giảm giá bán để duy trì đơn hànggánh nặng từ lãi vay.

Một nhà máy của TNG tại Thái Nguyên. (Ảnh: Lâm Anh).

Cuối tháng 6, tại hội thảo “Thúc đẩy số hóa - Xanh hóa sản xuất”, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm 2023 dự kiến đạt 18,6 tỷ USD, giảm 18% so với cùng kỳ.

Theo ông, đà tăng trưởng của ngành dệt may chững lại chủ yếu đến từ những khó khăn liên hoàn từ suy thoái kinh tế, Fed tăng lãi suất, hệ lụy từ căng thẳng địa chính tr khiến sức của của người tiêu dùng chậm lại, tồn kho các mặt hàng giá rẻ ở mức cao.

Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp phải cơ cấu lại cả thị trường xuất khẩu và mặt hàng. Theo số liệu của Vitas, cho đến thời điểm này, 68 sản phẩm của ngành dệt may đã được xuất khẩu sang 64 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Ông Giang cho rằng, các doanh nghiệp không chỉ sản xuất những mặt hàng truyền thống như áo sơmi, denim, hàng dệt kim… mà còn bắt đầu khai thác thêm khu vực Trung Đông, châu Phi với sản phẩm áo đạo Hồi. Việc doanh nghiệp chuyển từ đơn hàng lớn, dài hạn sang thích ứng nhanh (đơn hàng nhỏ, giao hàng nhanh) cũng tạo ra sự thay đổi về dây chuyển sản xuất, đội ngũ nhân sự…

Theo Chủ tịch Vitas, trong thời gian tới ngành dệt may vẫn tiếp tục đối mặt với những áp lực và đòi hỏi đến từ các nước nhập khẩu, đặc biệt là các tiêu chuẩn xanh hóa, hàng rào kỹ thuật liên quan đến sản phẩm tái chế.

Lâm Anh