Doanh nghiệp Việt Nam nằm đâu trong 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2019?
Các ông trùm công nghệ thống trị top 10
Amazon, Apple và Google nắm giữ top 3
Amazon tiếp tục duy trì danh hiệu “thương hiệu giá trị nhất thế giới” trong Brand Finance Global 500 sau khi tăng gần 25% lên con số ấn tượng 187,9 tỉ USD, cao hơn 30 tỉ USD so với vị trí thứ hai của Apple.
Năm ngoái, Amazon đã ghi nhận ngày hội Prime Day thành công nhất từ trước đến nay khi người tiêu dùng mua hơn 100 triệu sản phẩm. Ngay sau đó, vốn hóa công ty này vượt ngưỡng 1.000 tỉ USD trên Phố Wall lần đầu tiên trong lịch sử.
Khi Amazon không ngừng mở rộng sang các lĩnh vực mới, giá trị thương hiệu cũng không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, cuộc li hôn tai tiếng của nhà sáng lập kiêm CEO Jeff Bezos đã đặt ra những dấu chấm hỏi về uy tín và cơ cấu cổ đông của công ty. Nếu xử lí không khéo, quá trình li hôn có thể tiêu tốn của Amazon hơn 10 tỉ USD, tương đương 5 - 10% giá trị thương hiệu hiện tại.
Trái với các ngành công nghiệp truyền thống, lĩnh vực công nghệ đã tạo dựng được vị thế với 6 vị trí trong top 10 thương hiệu giá trị nhất.
Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới (Nguồn: Brand Finance) |
Giá trị thương hiệu theo thời gian của top 5 (Nguồn: Brand Finance) |
Bên cạnh Amazon ở vị trí số một, Apple (152,6 tỉ USD) và Google (142,8 tỉ USD) chia sẻ vị trí thứ hai và ba. Trong khi Apple đang vật lộn để phát triển tại các thị trường mới nổi, đây có thể là cơ hội Google tiến lên vị trí thứ hai năm 2020.
Trong khi đó, Walmart, lần đầu giữ vị trí đầu tiên trong Brand Finance Global 500, đã rơi ra khỏi top 10. Mặc dù giá trị thương hiệu tăng 10% lên 67,9 tỉ USD, Walmart vẫn đang gặp khó khăn với vấn đề hoàn thiện sản phẩm, chi phí vận chuyển tăng cao và doanh số bán hàng trực tuyến giảm.
Liệu Apple có chịu chung số phận với Walmart khi quá phụ thuộc vào doanh số bán iPhone? Lời giải đáp nằm ở việc liệu Google có thể tiếp tục tăng doanh số, bất kể khoản tiền phạt của EU hay sự đánh mất lòng tin của nhân viên, để vượt qua Apple hay không.
Microsoft quay lại ngoạn mục, Facebook lao đao
Một cuộc trở lại thú vị chính là Microsoft, tăng từ vị trí thứ 6 lên thứ 4 trong Global 500. Với giá trị thương hiệu tăng 47% lên 119,6 tỉ USD, Microsoft là công ty tăng trưởng nhanh nhất trong top 10 thương hiệu hàng đầu.
Facebook đảm nhận vị trí thứ 7 sau khi sức mạnh thương hiệu chung giảm với hiệu suất BSI kém thứ hai trong top 100. Sau một loạt bê bối, gồm lạm dụng dữ liệu, tin tức giả và vi phạm an ninh mạng, không có gì đáng ngạc nhiên khi Facebook dần đánh mất lòng tin của người dùng.
Nền tảng kĩ thuật số đánh bại mạng xã hội
Thay đổi giá trị thương hiệu 2018 - 2019 (%) (Nguồn: Brand Finance) |
Đa phần thương hiệu mạng truyền hình lớn nhất thế giới đang gặp phải cạnh tranh từ các nền tảng kĩ thuật suất “chiếm hữu” lượng người xem của họ.
Ngày càng có nhiều người dùng yêu thích nội dung phát trực tuyến theo yêu cầu. Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc iQiyi lần đầu có mặt trong Global 500 với giá trị thương hiệu đạt 4,3 tỉ USD, tăng 326% so với năm 2018, nằm trong nhóm thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Netflix, thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất bên ngoài Trung Quốc, chuyển từ vị trí 147 lên 77 trong bảng xếp hạng sau khi tăng 105% lên 21,2 tỉ USD.
Ngoài ra, với 50,7 tỉ USD, WeChat chứng tỏ họ là một ngôi sao đang lên sau khi nâng giá trị thương hiệu lên 126% so với năm 2018. Ảnh hưởng của WeChat được thể hiện qua hệ sinh thái kĩ thuật số 1 tỉ người dùng nhắn tin, mua sắm, đặt xe... Nói cách khác, WeChat là viên ngọc quí trên vương miệng của gã khổng lồ công nghệ Tencent (đứng thứ 21 với giá trị thương hiệu 49,7 tỉ USD).
Còn nhân tố nào đóng góp vào tổng giá trị thương hiệu của Trung Quốc?
Các thương hiệu công nghệ không phải là người duy nhất thúc đẩy tổng giá trị thương hiệu 1307,4 tỉ USD của Trung Quốc. Thương hiệu giá trị nhất Trung Quốc, nằm ở vị trí thứ 8, là ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) có trụ sở tại Bắc Kinh. ICBC có giá trị thương hiệu tăng gần 35% lên 79,8 tỉ USD.
Một gương mặt mới lọt vào top 10 năm nay là ngân hàng lớn thứ hai Trung Quốc theo vốn hóa thị trường, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (China Construction Bank - CCB). Với giá trị thương hiệu đạt 69,7 tỉ USD, tăng 23% kể từ năm 2018, thành công của CCB có thể đến từ việc nắm bắt cuộc cách mạng ngân hàng số.
Bên cạnh đó, các thương hiệu bất động sản Trung Quốc gồm Evergrande (tăng 26% lên 20,4 tỉ USD), Country Garden (tăng 43% lên 16,6 tỉ USD) và Vanke (tăng 54% lên 11 tỉ USD) cũng tăng đáng kể giá trị thương hiệu và đóng góp vào tổng giá trị thương hiệu của Trung Quốc.
Ở lĩnh vực bảo hiểm, thương hiệu Ping An (tăng 77% lên 57,6 tỉ USD) đang dẫn đầu cuộc đua.
Giá trị thương hiệu theo ngành (Nguồn: Brand Finance) |
Giá trị thương hiệu theo quốc gia (Nguồn: Brand Finance) |
Các thương hiệu giá trị nhất theo khu vực
Thương hiệu giá trị nhất theo từng khu vực (Nguồn: Brand Finance, Đvt: Tỉ USD) |
Châu Mỹ
Trong Amazon là thương hiệu B2C có giá trị nhất ở châu Mỹ, mặc dù rớt từ hạng 31 xuống 40, IBM vẫn dẫn đầu nhóm B2B với giá trị thương hiệu là 32,9 tỉ USD.
Châu Âu
Mặc dù doanh số xe hơi thấp hơn trong năm 2018, Mercedes-Benz vẫn là thương hiệu B2C giá trị nhất ở châu Âu và cũng là thương hiệu ô tô giá trị nhất trong Brand Finance Global 500.
Được định giá ở mức 60,4 tỉ USD, tăng 26% so với năm 2018, Mercedes tiếp tục tạo dấu ấn tại các thị trường đang phát triển, trong đó doanh số bán hàng tại Trung Quốc (tính đến tháng 11/2018) đã tăng 11,7% lên mức kỉ lục 600.000.
Trung Đông và châu Phi
Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) là một gương mặt mới xuất hiện trong Global 500 và là thương hiệu B2B có giá trị nhất trong khu vực MENA với giá trị 8,9 tỉ USD.
Châu Úc
Mặc dù hoạt động bền vững trong năm 2018, Telstra vẫn mất gần 15% giá trị thương hiệu trong Brand Finance Global 500, tuy nhiên, với 10,6 tỉ USD, công ty này vẫn giữ vững danh hiệu thương hiệu B2C giá trị nhất của châu Úc.
Châu Á
Ngay cả khi giá trị thương hiệu giảm 1% xuống còn 91,3 tỉ USD, Samsung vẫn là thương hiệu B2C có giá trị nhất châu Á. Doanh số bán điện thoại của công ty này không đạt được kì vọng vì Galaxy Note 9 và Galaxy S9 không đủ sức cạnh tranh trên thị trường cao cấp cũng như mất luôn chỗ đứng trên thị trường tầm trung và thấp. Tuy nhiên, các đơn vị kinh doanh khác, gồm Bán dẫn, Bảng Hiển thị và Bộ nhớ đã cải thiện thu nhập của Samsung trong quí III/2018.
Công ty mới lớn nhất tham gia vào Brand Finance Global 500 năm 2018, nhà máy điện State Grid là thương hiệu B2B có giá trị nhất châu Á, tăng 25% lên 51,3 tỉ USD năm 2019. Tăng giá trị thương hiệu của State Grid có được là nhờ tăng trưởng doanh thu 12,5% với phân khúc năng lượng thay thế tăng 90%.
Doanh nghiệp Việt Nam nằm ở đâu trong Brand Finance Global 500?
Trong tổng số 5.000 công ty được đánh giá bởi Brand Finance, có khoảng 500 công ty ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, chỉ có 8 thương hiệu trong khu vực ASEAN được liệt kê trong bảng xếp hạng về viễn thông, dầu khí và ngân hàng.
Năm nay, Việt Nam chỉ có duy nhất một đại diện lọt top 500 doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của Brand Finance.
Viettel Telecom là đại diện duy nhất của Việt Nam có mặt trong top 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2019, xếp ở vị trí 478 (Nguồn: Brand Finance) |
Cụ thể,Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel Telecom) đang nằm ở vị trí thứ 478/500 sau khi giá trị thương hiệu tăng 35,8% lên hơn 4,3 tỉ USD.
Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam đã có mặt ở 10 thị trường nước ngoài.
2018 là một năm thành công của Viettel Telecom khi doanh thu từ thị trường nước ngoài của công ty tăng 20%. Số lượng thuê bao tăng 70% so với năm 2017, mang lại doanh thu 240 triệu USD, tăng 3%.
Xem thêm |