Doanh nghiệp Việt chưa biết PR trên báo quốc tế khi 'mang gươm đi đánh xứ người'
Trong những năm gần đây việc các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra biển lớn không còn là chủ đề xa lạ. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia, có quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hóa tới 230 thị trường các nước và vùng lãnh thổ. Nếu trước đây, các doanh nghiệp trong nước được ví là “ đội thuyền thúng” ra khơi thì giờ đây nhiều công ty trong nước dẫn dắt thị trường nội địa đã vững vàng phát triển trên thị trường quốc tế.
Thậm chí trong 2 đến 3 năm gần đây ngay cả các start up công nghệ của Việt Nam cũng có thể huy động và gọi vốn các vòng lên đến trăm triệu USD từ các quỹ nước ngoài. Điều đó minh chứng một điều thương hiệu cũng như chất lượng của các sản phẩm Việt ngày càng được cải thiện được sự chấp thuận ở nhiều thị trường cao cấp và khó tính như Mỹ, Nhật, Châu Âu..
Tất cả các nội dung phát đi từ doanh nghiệp được xem là kho tư liệu quý cung cấp đến báo chí, để báo chí có thêm các thông tin hữu ích, nghiên cứu và ghi nhận.
Tuy nhiên có một vấn đề đặt ra là làm sao “mang gươm đi đánh xứ người” trước một rừng thông tin của các đơn vị cạnh tranh tại chính các nước, các thị trường sở tại. Mới đây tại sự kiện “Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng trên thế giới” ngày 30-31/3/2019 diễn ra tại Pháp đã có rất nhiều trao đổi xoanh quanh vấn đề này, làm sao có thể nâng cao thương hiệu Việt trên trường quốc tế. Việc đầu tiên và cơ bản nhất để mỗi thương hiệu, mỗi doanh nghiệp tự khẳng định mình với thị trường là ở bản thân chất lượng dịch vụ. Nhưng nó không đơn thuần chỉ là “hữu xạ tự nhiên hương” tự chất lượng sản phẩm, dịch vụ tạo nên doanh tiếng cho thương hiệu, doanh nghiệp mà cần một kênh thông tin đến thị trường. Ở đây, báo chí có vai trò quan trọng.
Một trong những cách thức đơn giản và hiệu quả nhất trong việc khẳng định thương hiệu doanh nghiệp là việc chủ động cung cấp thông tin cho các đơn vị báo chí chính thống tại mỗi thị trường mà doanh nghiệp đầu tư hay có hoạt động kinh doanh. Tất cả các nội dung phát đi từ doanh nghiệp được xem là kho tư liệu quý cung cấp đến báo chí, để báo chí có thêm các thông tin hữu ích, nghiên cứu và ghi nhận. Bản thân việc các doanh nghiệp tự xác định và gây dựng thương hiệu doanh nghiệp của mình theo định hướng và cách thức thực hiện dưới góc nhìn báo chí hiện vẫn còn khá mới lạ (brand journalism).
Đây là hình thức xây dựng nội dung về nhãn hàng, về doanh nghiệp không trực diện nhầm mục đích tăng doanh số, kích cầu tiêu dùng. Đây là hình thức khơi dậy sự quan tâm, xây dựng lòng tin của người tiêu dùng đối với một nhãn hàng nào đó. Nó vượt qua biên giới thông tin nhằm PR cho doanh nghiệp một cách đơn thuần mà thay vào đó xây dựng những câu chuyện, những chia sẻ nhìn từ một góc nhìn khác. Nếu như tiếp thị theo cách thức truyền thống ngắm vào “who, what, when, where and how” (ai, cái gì, khi nào, ở đâu, như thế nào) thì phương thức tiếp thị nội dung báo chí lại chủ yếu tìm hiểu và trả lời câu hỏi “why” (tại sao). Đó có thể vượt qua câu chuyện của bản thân doanh nghiệp , nó cung cấp thông tin mang tính chất số liệu, xu hướng của ngành, của cả thị trường chứ không còn là vấn đề của bất cứ một doanh nghiệp đơn lẻ nào. Những nội dung mang phong cách báo chí luôn khơi gợi người đọc tìm hiểu thông tin, tổng hợp, từ đó có được sự tin tưởng và chia sẻ.