Doanh nghiệp Trung Quốc và tham vọng bán công nghệ cho toàn thế giới
Trung Quốc trong cơn sốt đầu tư khởi nghiệp công nghệ | |
Trung Quốc xây dựng sân bay vận tải hàng hóa đầu tiên tại châu Á |
Ảnh: OEPJ. |
Giờ đây, ngày một nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới đang cố gắng tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, hiếm có tập đoàn/công ty nào đang làm mạnh như tập đoàn bảo hiểm Ping An của Trung Quốc.
Trong thập kỷ qua, các tập đoàn của Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ USD vào công nghệ để giúp cho bộ phận bảo hiểm, tín dụng và quản lý tài sản có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường quốc tế.
Những năm gần đây, các doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu bán công nghệ của họ, từ hệ thống ngân hàng trực tuyến cho đến hệ thống nhận diện khuôn mặt cho các tổ chức tài chính tại Trung Quốc và trên khắp thế giới.
Và nay, tập đoàn Ping An còn đang đi xa hơn: Tập đoàn đặt mục tiêu rằng trong những năm tới, tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực công nghệ sẽ lên mức 50% tổng doanh thu của tập đoàn, hiện nay con số này mới chỉ ở ngưỡng khoảng 0%.
“Mục tiêu dài hạn của chúng tôi là giúp công việc kinh doanh của tập đoàn có hai trụ chính bao gồm vốn và công nghệ. Từ quan điểm đó, chúng tôi hy vọng sẽ cân đối được tỷ trọng đóng góp của cả hai lĩnh vực này vào tổng doanh thu, lợi nhuận của tập đoàn”, CEO của tập đoàn cho biết.
Công việc kinh doanh của Ping An trong năm nay khá thuận lợi. Cổ phiếu Ping An đã tăng 99% trong năm nay, giá trị vốn hóa thị trường hiện tại đạt 189 tỷ USD, đứng thứ ba tại Trung Quốc sau Tencent và Alibaba (xét trong nhóm các doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc).
Chuyển sang chiến lược kinh doanh mới sẽ không hề dễ dàng với Ping An, Ping An sẽ phải đối diện với áp lực cạnh tranh không chỉ từ các tập đoàn Internet lớn của Trung Quốc mà còn phải giải quyết được vấn đề làm sao cùng lúc đó không để mất khả năng cạnh tranh của mình trong lĩnh vực chính là bảo hiểm. Bởi thực tế, khi Ping An bán công nghệ cho nhiều bên trong đó có cả những bên đối thủ, không lấy gì đảm bảo phía đối tác sẽ không dùng công nghệ đó để chiến thắng Ping An.
Thị trường dịch vụ tài chính Trung Quốc giờ đây đang chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt giữa rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài lĩnh vực tài chính. Alibaba và Tencent đã kịp thống trị ngành thanh toán trực tuyến Trung Quốc và nhanh chóng mở rộng sang nhiều lĩnh vực như quản lý tài sản, tín dụng và bảo hiểm.
Tuy nhiên, nói về thế mạnh của Ping An, CEO tập đoàn khá tự tin bởi theo ông nguồn dữ liệu tài chính khổng lồ mà Ping An đã có được sẽ giúp Ping An có lợi thế cạnh tranh so với nhiều tập đoàn khác.
Nhiều chuyên gia phân tích cũng đồng ý với quan điểm của Ping An. Hàng loạt tổ chức tài chính lớn của thế giới bao gồm Deustche Bank AG hay Nomura Holdings đều đã nâng dự báo giá cổ phiếu của Ping An. Chuyên gia thuộc các dự án này dự báo cổ phiếu Ping An có thể sẽ tăng được 18% trong 12 tháng tới.