|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Doanh nghiệp Trung Quốc sẽ thu mua 100.000 tấn gạo Việt Nam

16:28 | 18/02/2019
Chia sẻ
Phía đại diện Trung Quốc cho biết, đây chỉ là mức khởi đầu của năm 2019, việc nhập khẩu gạo chính ngạch từ Việt Nam sẽ thực hiện nhiều hơn nữa.

doanh nghiep trung quoc se thu mua 100000 tan gao viet nam

Trong buổi làm việc sáng nay (18/2), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và một số doanh nghiệp Trung Quốc đã thống nhất việc nhập khẩu ngay 100.000 tấn gạo nếp của Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài ra, cá lóc, các loại hoa quả như khoai lang tím, sầu riêng cũng là các sản phẩm nhiều doanh nghiệp Trung Quốc mong muốn nhập khẩu từ Việt Nam.

Đặc biệt, doanh nghiệp Trung Quốc mong muốn tiếp xúc với doanh nghiệp Việt Nam lớn, chính thống, có khả năng đáp ứng đơn hàng lớn qua con đường chính ngạch. Năm 2018, tổng sản lượng gạo việt Nam xuất sang Trung Quốc gần 1,3 triệu tấn trong đó 50% là gạo nếp. Bộ NN&PTNT cũng chỉ đạo Tổng Công ty Lương thực Việt Nam làm việc ngay với doanh nghiệp Trung Quốc về việc thu mua 100.000 tấn gạo.

Trong bối cảnh giá lúa ở đồng bằng sông Cửu Long đang đi xuống, ngoài việc Bộ NN&PTNT gặp gỡ trực tiếp các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc, sắp tới, sẽ có đoàn công tác trực tiếp sang Philippines để tìm đầu ra bền vững cho gạo Việt Nam.

doanh nghiep trung quoc se thu mua 100000 tan gao viet nam Giá gạo xuất khẩu Việt Nam, Ấn Độ giảm trong tuần đầu tiên của năm mới vì nhu cầu ảm đạm

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ giảm từ mức cao nhất 4 tháng trong tuần này vì đồng rupee mất giá và nhu cầu ...

doanh nghiep trung quoc se thu mua 100000 tan gao viet nam Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc đối mặt thách thức gì năm 2019

Việc Việt Nam chưa có thương hiệu gạo lớn kèm theo Trung Quốc ngày càng siết chặt kiểm tra chất lượng sẽ là những khó ...

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.