|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp Trung Quốc đang thống trị ngành công nghiệp thế giới

17:54 | 11/02/2019
Chia sẻ
Chính nỗi sợ bị chi phối bởi người khổng lồ Trung Quốc đã thúc đẩy nỗ lực của các công ty đường sắt lớn tại Pháp và Đức cùng hợp tác, tạo sức mạnh cho nền công nghiệp châu Âu. 
 
doanh nghiep trung quoc dang thong tri nganh cong nghiep the gioi Ngày vía Thần Tài và người Trung Quốc chào đón Thần Tài lộc như thế nào?
doanh nghiep trung quoc dang thong tri nganh cong nghiep the gioi
Một chuyến tàu tốc hành Quảng Châu - Thâm Quyến - Hồng Kông. Nguồn: The Asean Post

Việc sáp nhập bởi Alstom và Siemens đã bị Liên minh châu Âu (EU) phủ quyết vào thứ Năm (7/12), làm dấy lên nỗi lo ngại về sự áp đảo của các công ty Trung Quốc, thường được nhà nước bảo hộ không chỉ giới hạn riêng ngành đường sắt.

Dưới đây là một số lĩnh vực mà các công ty Trung Quốc kiểm soát một phần lớn thị trường toàn cầu.

Đường sắt

CRRC là nhà sản xuất xe lửa lớn nhất thế giới do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn, với đầu máy xe lửa và toa xe được đặt hàng từ Boston đến Philadelphia, Campuchia đến Colombia, các khách hàng bao gồm tàu điện ngầm mang biểu tượng London và Deutsche Bahn của Đức.

Doanh thu hàng năm của công ty khoảng 26 tỷ euro (29 tỷ USD Mỹ) một mình vượt xa ba đối thủ nặng ký của phương Tây là Bombardier, Siemens và Alstom, mỗi công ty mang lại khoảng 9 tỷ USD Mỹ mỗi năm.

Hóa chất nông nghiệp

ChemChina thuộc sở hữu nhà nước đã trở thành một trong những nhà sản xuất hạt giống và thuốc trừ sâu lớn nhất thế giới khi mua lại công ty thuốc trừ sâu khổng lồ Syngenta của Thụy Sĩ với giá 43 tỷ USD vào năm 2017, cạnh tranh mạnh với Monsanto và DowDupont. Đây là vụ mua lại lớn nhất ở nước ngoài của một công ty Trung Quốc, trước thương vụ mua Nexen Energy 15,1 tỷ USD Mỹ của công ty dầu khí nhà nước Trung Quốc CNOOC vào năm 2013.

ChemChina cũng nắm quyền kiểm soát nhà sản xuất lốp xe Ý Pirelli và công ty máy móc KraussMaffei của Đức.

Năng lượng

Tập đoàn hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC) đã giới thiệu lò phản ứng hạt nhân Hualong One được phát triển tại địa phương vào năm 2015 để cạnh tranh với các mô hình của Pháp và Mỹ), bán cho Argentina và Pakistan. Các nhà sản xuất tấm pin mặt trời Trung Quốc Jinko, Trina và Solar thống trị thị trường toàn cầu. Và các công ty dầu khí Trung Quốc - CNOOC, CNPC và Sinopec đang đầu tư mạnh mẽ ngay cả khi các đối thủ toàn cầu của họ cắt giảm chi tiêu.

Hàng không

Hãng sản xuất máy bay thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc Comac dự kiến ​​sẽ vận hành máy bay chở khách tự sản xuất đầu tiên cho khách hàng vào năm 2021, thách thức sự thống trị của Boeing và Airbus. Công ty cho biết họ đã nhận được 1.000 đơn đặt hàng cho chiếc máy bay C919 168 chỗ ngồi của mình.

Thực phẩm

Công ty thực phẩm khổng lồ COFCO đang đóng một vai trò quan trọng trong các giao dịch ngũ cốc trên thế giới sau khi mua chi nhánh nông nghiệp tại Singapore là Noble cũng như Nidera của Hà Lan. Tập đoàn WH Group của Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới vào năm 2013, khi họ mua nhà sản xuất thịt lợn và xúc xích lớn của Mỹ, Smithfield Food Inc.

Máy bay không người lái

Được thành lập bởi một sinh viên đại học Trung Quốc vào năm 2006, DJI đã trở thành máy bay không người lái dân sự hàng đầu thế giới với thị phần 70% thị trường, vượt xa đối thủ Parrot của Pháp.

Điện thoại thông minh

Các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc đang chiếm ưu thế trên thị trường toàn cầu, gồm Huawei 15%, Xiaomi 8,7% và Oppo là 8,1%. Doanh số điện thoại của Huawei và Oppo đã tăng 30% trong năm ngoái, bất chấp xu hướng giảm giá tấn công các đối thủ Apple và Samsung.

Thiết bị gia dụng

Tập đoàn Haier của Trung Quốc là nhà sản xuất thiết bị gia dụng hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 10% thị trường, vượt xa các đối thủ Whirlpool và Electrolux. Haier thậm chí đã mua chi nhánh của General Electric ở Mỹ vào năm 2016. Ắc quy Công ty CATL của Trung Quốc chuyên cung cấp ắc quy cho các loại xe hơi Volkswagen, Ford và Daimler, cạnh tranh với Panasonic của Nhật Bản cung cấp pin xe điện lithium của thế giới.

Năng lực sản xuất của công ty có thể tăng gấp 5 lần vào năm 2020 nhờ một nhà máy mới khổng lồ tại Trung Quốc và công ty cũng công bố một nhà máy khác quy mô tương tự ở Đức để phục vụ khách hàng châu Âu.

Tàu chở hàng

Tập đoàn Cosco thuộc sở hữu nhà nước là công ty vận chuyển lớn thứ ba thế giới với 50 cảng container trên toàn cầu, bao gồm Piraeus của Hy Lạp và Bilbao của Tây Ban Nha.

Xem thêm

Nhật Huyền

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.