Đằng sau việc Trung Quốc mở cửa thị trường
Ảnh minh họa |
Trung Quốc không còn là điểm đến đầu tư hấp dẫn nữa
Các nhà chức trách đã tăng gấp đôi hạn ngạch cổ phiếu, trái phiếu và các sản phẩm tài chính khác lên mức 300 tỉ USD theo Chương trình Nhà đầu tư Tổ chức Nước ngoài Đủ điều kiện (QFII), Bộ Ngoại giao Nhà nước tuyên bố hồi tháng 1/2019.
Trung Quốc đã kiềm chế mở cửa thị trường tài chính trong nhiều năm, do đó, những thay đổi này, kết hợp với việc mở rộng phạm vi của chương trình QFII, đã thể hiện một bước chuyển đổi quan trọng. Vấn đề chính là Trung Quốc không còn là điểm đến đầu tư hấp dẫn nữa.
(Nguồn: Bloomberg) |
Chỉ khoảng 101 tỉ USD trong hạn ngạch 150 tỉ USD trước đó, hoặc khoảng hai phần ba, đã được sử dụng bởi các tổ chức nước ngoài, theo dữ liệu tổng hợp của Bloomberg.
Vấn đề cơ bản chính là Trung Quốc không còn dòng vốn dư thừa lớn. Tài khoản hiện tại đã thâm hụt 5 tỉ USD và dữ liệu ngân hàng cho thấy tài khoản vãng lai ròng là 32 tỉ USD. Trung Quốc đang “khát” vốn.
Nhà băng Trung Quốc khát vốn |
Chính phủ đã nỗ lực để có được các chỉ số đầu tư thụ động, chẳng hạn như các chỉ số được tổng hợp bởi MSCI bởi chúng có thể kéo theo hàng trăm tỉ USD đầu tư.
Bắc Kinh tuyên bố sẽ mở cửa thị trường chứng khoán và ngân hàng, kì vọng sẽ lôi kéo các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, nước này cũng cần thu hút vốn nước ngoài để mua phát hành trái phiếu mà nhà đầu tư và ngân hàng nội địa đang vật lộn để hấp thụ.
Trung Quốc đang phải đối mặt với những hạn chế thật sự
[Emagazine] 2018 - Một năm kinh tế buồn Trung Quốc không muốn nhìn lại |
Khi toàn bộ mô hình kinh tế phụ thuộc vào tích lũy vốn, dòng vốn đầu tư vãng lai sẽ tạo ra triển vọng tăng trưởng. Sự mở cửa này ít liên quan đến những niềm tin mới về lợi ích của đầu tư nước ngoài và hiệu ứng lan tỏa tin tức, nhưng liên quan nhiều đến khả năng giữ dòng vốn của các nhà đầu tư.
Điều này dường như trái ngược với một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây, tuy nhiên, Trung Quốc hiện ngày càng bị hạn chế về vốn vì lợi ích nghèo nàn dành cho các nhà đầu tư trong lịch sử.
Bắc Kinh đã hạ thấp tỉ lệ dự trữ để giúp ngân hàng tiếp tục cho vay và sau đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc mua lại các dịch vụ gây quĩ của những ngân hàng này khi họ thiếu vốn.
Trái ngược với danh tiếng về một nền kinh tế tiết kiệm cao và giàu nguồn vốn, Trung Quốc đang phải đối mặt với những hạn chế thật sự.
Tiền ủy thác thụ động chảy vào Trung Quốc khi các nhà quản lí đầu tư nước ngoài phù hợp với các chỉ số trên sẽ không thể thúc đẩy tài chính nước này. Trung Quốc đã vấp phải định luật số lớn.
Năm 2007, giá trị thặng dư vãng lai đạt đỉnh 10% GDP, tương đương 353 tỉ USD. Năm 2017, thặng dư giảm xuống còn 165 tỉ USD, nhưng chỉ chiếm 1,35% GDP. Ngay cả khi dòng vốn vãng lai tiếp tục đổ với số lượng đáng kể, chúng chỉ đại diện cho một phần nhỏ của nền kinh tế Trung Quốc.
Vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi tỉ lệ tiết kiệm đang giảm bởi dân số già và chi trả lương hưu, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài không sẵn sàng lao vào một nền kinh tế chậm chạp, đòn bẩy cao và do nhà nước kiểm soát trong bối cảnh chiến tranh thương mại.
Nếu Trung Quốc muốn tái tạo thị trường vốn và tài chính, nước này cần phải cải cách đáng kể hơn.
Hạn ngạch lớn thu hút sự chú ý của giới đầu tư nhưng nếu thiếu tính chính xác của các báo cáo tài chính và khuôn khổ pháp lí, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn sẽ do dự. Đầu tư trực tiếp nước ngoài, một chỉ số tự tin dài hạn tốt, chỉ tăng 3,5% kể từ năm 2017.
Đối xử với các nhà đầu tư quốc tế như một con heo đất sẽ không còn hiệu quả.
Xem thêm |