|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

‘Hiệu ứng son môi’ và tăng trưởng ấn tượng của L'Oreal tại Trung Quốc

15:04 | 11/02/2019
Chia sẻ
Hãng sản xuất mỹ phẩm Pháp L'Oreal vừa công bố kết quả kinh doanh quí IV tăng trưởng vượt dự báo nhờ nhu cầu đối với các sản phẩm chăm sóc da cao cấp tăng mạnh trong bối cảnh nền kinh tế giảm tốc, hiện tượng này được biết đến với tên gọi “hiệu ứng son môi”.
hieu ung son moi va tang truong an tuong cua loreal tai trung quoc Khởi nghiệp với son môi ăn được

Trong những năm gần đây, L'Oreal – hãng chủ sở hữu các thương hiệu mỹ phẩm như Maybelline và Urban Decay liên tục ăn nên làm ra nhờ nhu cầu tăng mạnh tại thị trường Trung Quốc, đặc biệt đối với các dòng sản phẩm cao cấp của hãng. Các đối thủ cạnh tranh của L'Oreal như hãng mỹ phẩm Estee Lauder tại Mỹ hay Louis Vuitton cũng đang khá phát đạt.

Doanh số của các thương hiệu hàng đầu của L'Oreal trong quí IV/2018 đã vượt kì vọng của giới phân tích nhờ vào thị trường đông dân nhất thế giới Trung Quốc, bất chấp tăng trưởng kinh tế chậm lại và nỗi lo về căng thẳng thương mại với Mỹ.

Cụ thể, tổng doanh thu của L'Oreal tăng 7,7% so với quí IV/2017 lên 7,1 tỉ euro (tương đương 8,1 tỉ USD), trong khi giới phân tích dự báo tăng trưởng 6,4%.

Tính chung cả năm 2018, lợi nhuận hoạt động của công ty đạt 4,7 tỷ euros, tăng 5,3%. Biên lợi nhuận đạt 18,3%, tăng nhẹ so với mức 18% của năm 2017.

CEO Jean-Paul Agon của L'Oreal trả lời hãng tin CNBC rằng ông không hề lo lắng về khả năng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng chậm lại.

“Chưa bị đau thì không có gì phải khóc. Nhu cầu tại Trung Quốc tăng mạnh là có lí do của nó. Tại đây hàng trăm triệu người tiêu dùng đạt mức thu nhập đủ cao để có thể tự thưởng cho mình những món quà cao cấp. Ở Trung Quốc, chúng tôi cũng có những sản phẩm với đủ các mức giá. L'Oreal Paris là thương hiệu làm đẹp số một và Maybelline là thương hiệu trang điểm số một tại Trung Quốc. Chúng tôi có sản phẩm phù hợp cho mọi đối tượng và chúng tôi rất tự tin".

Ông Agon cho rằng tốc độ tăng trưởng kể trên là hoàn toàn có thể duy trì được.

“Thị trường đã tăng tốc và có thể tiếp tục vững mạnh trong năm 2019. Chúng tôi có nhiều lí do để tự tin vào sự tăng trưởng mạnh này như khu vực Châu Á, thương mại điện tử, bán lẻ du lịch, chăm sóc da và những lí do này vẫn sẽ còn hiệu lực trong năm 2019. Vì vậy chúng tôi cảm thấy khác lạc quan trong năm nay.”

hieu ung son moi va tang truong an tuong cua loreal tai trung quoc
Ảnh minh họa: Bloomberg.

Ông Agon cho rằng sự đi xuống của các ngành như ô tô và công nghệ cũng có thể giúp L'Oreal tăng trưởng trong năm nay.

“Đây chính là “hiệu ứng son môi” nổi tiếng. Đôi khi người dân ít chi tiêu cho những món đồ giá trị lớn như xe hơi, nhà cửa và do đó có tiền cho những sản phẩm làm đẹp cao cấp. Hiện tượng này có thể sẽ rất có lợi cho chúng tôi".

Một trong những động lực tăng trưởng chính của L’Oreal trong năm 2018 là các thị trường mới bao gồm khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tại đây, nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc lên cao giúp tăng trưởng doanh số hàng xa xỉ tăng 24,1%.

“Hiệu ứng son môi” là gì?

“Hiệu ứng son môi” hay “Lipstick Effect” là tình trạng người tiêu dùng không có đủ tiền để mua các sản phẩm giá trị lớn như xe hơi hạng sang, biệt thự, du lịch nước ngoài … khi nền kinh tế suy thoái, và sẽ dồn tiền sang mua những sản phẩm cao cấp với giá trị vừa phải hơn như son môi, mỹ phẩm. Vì lí do này, những công ty sản xuất hàng mỹ phẩm cao cấp có thể hưởng lợi khi kinh tế giảm tốc hay suy thoái.

Ông Leonard Lauder - Chủ tịch của hãng mỹ phẩm Estée Lauder nhận thấy rằng sau vụ khủng bố 11/9/2001, công ty của ông bán được nhiều son môi hơn bình thường. Vì vậy, ông lập luận rằng doanh số bán son môi có thể được dùng làm một chỉ báo kinh tế: Doanh số son môi tăng khi tình hình kinh tế vĩ mô đi xuống và ngược lại.

Hiệu ứng son môi là một trong những lí do mà các nhà hàng và trung tâm chiếu phim có xu hướng hoạt động khá tốt trong giai đoạn suy thoái kinh tế. Người tiêu dùng không có đủ khả năng để đi du lịch đến những khu resort xa xỉ hay ra nước ngoài, nhưng vẫn có thể đi ăn nhà hàng hoặc xem phim để thư giãn và quên đi những khó khăn trước mắt.

Việc sử dụng “hiệu ứng son môi” làm một chỉ báo kinh tế có một số ưu và nhược điểm.

Chỉ báo này được dựa trên lý thuyết kinh tế rõ ràng, khác với một số chỉ báo khác mang tính tương quan nhưng không có quan hệ nhân quả.

Tuy nhiên các nhà đầu tư nói chung không thể tiếp cận được số liệu về doanh số bán son môi và các sản phẩm tương tự hàng tuần hay hàng tháng. Vì vậy, chỉ báo này có thể giúp ông chủ của các hãng mỹ phẩm như Estée Lauder hay L’Oreal lên kế hoạch kinh doanh nhưng khó giúp được các nhà đầu tư thông thường.

Ngoài ra, nếu một đợt suy thoái kinh tế diễn ra với mức độ đủ nghiêm trọng, người tiêu dùng sẽ cắt giảm chi tiêu không chỉ các sản phẩm lớn như ô tô, biệt thự mà cả những món hàng xa xỉ cỡ nhỏ như son môi, mỹ phẩm. Lúc này, chỉ báo son môi sẽ mất đi tính chính xác.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Song Ngọc

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.