|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Đồ gỗ trước vận hội mới

21:44 | 16/11/2016
Chia sẻ
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (đồ gỗ) là một trong những thế mạnh của nước ta dựa trên ba trụ cột: Trữ lượng nguyên liệu - năng lực chế biến - xúc tiến thương mại (XTTM), khuyến công phát triển công nghiệp nông thôn.

Biểu đồ tăng trưởng XK gỗ qua từng mốc nhích lên: 3 tháng 2016 chỉ tăng 0,7% so cùng kỳ; 6 tháng, là 1,6%, 9 tháng tăng 2%, và dự báo cả năm, đồ gỗ XK sẽ cán mốc 7,3 tỉ USD, tăng 5% so với năm 2015.

Phát huy thế mạnh

Năm 2000, cả nước mới có 741 doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ thì đến nay đã vượt 3.000 DN, tập trung ở TPHCM, Bình Dương, Bình Định, Đồng Nai, có cả các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Việc chế biến gỗ theo mô hình truyền thống cũng hùng hậu với hơn 340 làng nghề gồm hàng vạn hộ gia đình, cơ sở chế biến gỗ và đồ gỗ. Tại đây chủ yếu vẫn làm thủ công, song nhiều công đoạn được cơ khí hóa. Sự khéo léo của những bàn tay, khối óc nghệ nhân đã thổi hồn các khối gỗ trở thành các tác phẩm nghệ thuật.

Đồ gỗ Việt Nam có mặt trên gần 40 thị trường trên thế giới, trong đó có những địa chỉ đòi hỏi tinh xảo, khắt khe truy xuất nguồn gốc gỗ nguyên liệu. Riêng Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc chiếm tới 1/3 kim ngạch XK đồ gỗ của Việt Nam. Mặt hàng đồ gỗ đứng thứ 7 trong số 23 mặt hàng XK đạt từ 1 tỉ USD trở lên.

Việc ký các Hiệp định FTA thế hệ mới; Hiệp định đối tác tự nguyện về tăng cường năng lực thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU). Tiếp theo là ký kết của Hiệp hội gỗ- lâm sản Việt Nam (VPA) với các quốc gia XK sản phẩm gỗ vào Châu Âu…

Việc 5 DN gỗ ở Bình Dương đã đăng ký năm 2017 sẽ tiêu thụ tại thị trường Nga không phải là hiện tượng cá biệt. Các nhà NK của một số nước Đông Âu đã tìm các nhà sản xuất trực tiếp mua đồ gỗ Viêt Nam.

Tuy nhiên, không chỉ một chiều. Hiệp định TPP quy định nguyên liệu phải được NK từ 12 nước thành viên, nhưng các nước bán gỗ cho Việt Nam không là thành viên tổ chức này.

Khi các FTA có hiệu lực thì đồ gỗ XK được hưởng thuế suất bằng 0%, song 10 năm qua đồ gỗ đã được hưởng mức thuế suất đó rồi, trong khi đó thì các hàng rào kỹ thuật như tiêu chuẩn khắt khe và yêu cầu truy xuất nguồn gốc gỗ không hề nương nhẹ.

Đáng ngại là việc các nhà NK “xăm soi kỹ về xuất sứ gỗ nguyên liệu” đã nói nhiều, song quy định, quy trình, thủ tục ra sao không phải DN nào cũng nắm rõ. Mỗi năm XK hàng tỷ USD, với các cá thể hình khối, song hầu hết đồ gỗ VN đều chưa có thương hiệu.

Chọn các giải pháp

Một là, đầu tư phát triển rừng trồng với độ tuổi khai thác cao hơn. Đẩy mạnh việc sản xuất gỗ nhân tạo. Tăng cường xen ghép các chi tiết bằng kim loại, chất dẻo, đá xẻ. Tiếp tục khai thác nguồn gỗ từ các thị trường trên cơ sở tôn trọng luật pháp, tập quán địa bàn sở tại.

Hai là, Cho DN vay với thủ tục linh hoạt, hợp lý về lãi suất, tỷ giá.

Ba là, Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao, năng lực thiết kế sản phẩm mới. Phổ biến quy định về các tiêu chuẩn kỹ thuật, thủ tục thông quan… của nước nhập khẩu. Hóa giải các vướng mắc đảm bảo công bằng trong quan hệ quốc tế.

Bốn là, Chú tâm đến tiêu dùng nội địa vừa hưởng ứng Người Việt Nam dùng hàng (đồ gỗ) Việt Nam vừa giảm NK đồ gỗ, trước hết là ở các công sở, các dự án dùng tiền ngân sách. Năm là, Đổi mới và nâng cao tính hiệu quả các Chương trình XTTM, xây dựng thương hiệu; khuyến công phát triển công nghiệp nông thôn bằng 4 nguồn lực: Nhà nước + địa phương + hiệp hội + doanh nghiệp.

Nguyễn Duy Nghĩa