Diện mạo nền kinh tế chia sẻ trong năm 2019 (Phần 1)
Kinh tế chia sẻ - Tiềm năng lớn tại thị trường Việt Nam |
Biểu tượng Uber. Ảnh: AFP/TTXVN |
Thuật ngữ “kinh tế chia sẻ” bắt đầu xuất hiện rộng rãi trên thế giới từ năm 2009, với sự ra đời của một loạt ứng dụng như Uber, Airbnb hay Couchsurfing.
“Hiệu quả sử dụng quan trọng hơn quyền sở hữu” – Đó là phương châm hoạt động mang đến thay đổi đột phá trong lĩnh vực kinh tế chia sẻ những năm gần đây, giữa bối cảnh công nghệ kỹ thuật số và di động đã giúp việc tiếp cận các loại hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Với hàng ngàn nền tảng chia sẻ hoạt động trên hầu hết mọi lĩnh vực, đây không còn là sở thích của chỉ một bộ phận giới trẻ mà đã trở thành một phần của xã hội hiện đại.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển như vũ bão, giới chuyên gia bắt đầu đặt câu hỏi về việc liệu kinh tế chia sẻ có giữ được mục đích ban đầu từ thuở sơ khai là giảm thiểu một cách có trách nhiệm tình trạng quá tải trong tiêu dùng (hyper-comsumption) và xây dựng kết nối cộng đồng hay đã đi vào lối mòn của vòng xoáy chạy theo giá cả và lợi nhuận?
Sau đây là một số dự đoán đối với tương lai của nền kinh tế chia sẻ trong năm 2019: Năm 2019 dự kiến sẽ chứng kiến các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng (IPO) của một số tên tuổi hoạt động trong nền kinh tế chia sẻ. Và tất nhiên, đi kèm với sự kiện này sẽ là mối nguy về các vụ phá sản quy mô lớn.
Cả Lyft và Uber đã rất sẵn sàng với kế hoạch phát hành cổ phiếu trong nửa đầu năm 2019. Uber được định giá 120 tỷ USD (tương đương 94,7 tỷ bảng) trong khi giá trị của Lyft là 15 tỷ USD (11,8 tỷ bảng).
Có thể nói, những thay đổi trong cấu trúc sở hữu nhằm phản ánh nhu cầu thực tế của người lao động, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế tự do (gig economy - nơi người đi làm không gắn kết lâu dài với một tổ chức nào mà chỉ làm thuê ngắn hạn, thời vụ), phương thức rất cần thiết để giải quyết vấn đề phân phối của cải một cách công bằng trong xã hội.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, một số “siêu sao” về kinh tế chia sẻ lại đang gặp nhiều thách thức. Ví dụ, startup chia sẻ xe đạp Ofo được cho là đang trên bờ vực phá sản, trong khi các nền tảng khác cũng ngập trong khó khăn về tài chính.
Bắc Kinh muốn kinh tế chia sẻ chiếm đến 10% GDP quốc gia vào năm 2020 và rõ ràng sự vội vàng trong mong muốn nhân rộng quy mô hoạt động này là một trong những nguyên nhân khiến kinh tế chia sẻ gặp khó tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Các chuyên gia cho rằng trong cuộc đua để phát triển, có hai yếu tố then chốt quyết định sự tăng trưởng bền vững và mạnh mẽ, đó là sự thay đổi tư duy và niềm tin.
Trong đó, thay đổi tư duy không phải là chuyện một sớm một chiều nên việc phát triển quá "nóng" (cho dù dưới hình thức chi tiêu hay giả định về sức tiêu thụ), dẫn đến việc làm mất lòng tin của khách hàng (nếu có) - có thể đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình cảnh khó khăn trong năm 2019.
Xem thêm |