|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Dịch COVID-19 kéo lợi nhuận quý III của PVTrans đi lùi

06:50 | 27/10/2021
Chia sẻ
Do tác động của dịch bệnh dẫn đến nhu cầu vận chuyển trong kỳ giảm, các chi phí phục vụ cho việc giao hàng và hàng hóa tăng và phát sinh các chi phí phục vụ cho việc phòng chống dịch đã kéo lợi nhuận quý III của PVTrans giảm 17%.

Theo báo cáo tài chính riêng của Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVTrans - Mã: PVT), tổng doanh thu quý III/2021 đạt hơn 666 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ mảng dịch vụ vận tải.

Trong quý, doanh thu hoạt động tài chính tiếp tục giảm 25% còn 100 tỷ đồng, phần lớn do hụt thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia. Trong khi đó, chi phí tài chính (đa số là lãi vay) và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 63% lên hơn 49 tỷ đồng. Kết quả, PVTrans báo lãi sau thuế hơn 110 tỷ đồng, giảm 17%.

Doanh nghiệp lý giải do tác động của dịch bệnh dẫn đến nhu cầu vận chuyển trong kỳ giảm, các chi phí phục vụ cho việc giao hàng và hàng hóa tăng. Đồng thời công ty ảnh hưởng bởi phát sinh các chi phí phục vụ cho việc phòng chống dịch.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của PVTrans đạt gần 2.070 tỷ, lợi nhuận sau thuế 362 tỷ, lần lượt tăng 12% và tăng gần 13% so với cùng kỳ.

Với kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 500 tỷ đồng, PVTrans đã thực hiện được tương ứng 34,5% chỉ tiêu doanh thu và 85% mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm.

Trước đó, PVTrans ước lượng kết quả 9 tháng đầu năm với doanh thu 5.430 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 650,8 tỷ đồng và vượt 30% kế hoạch lợi nhuận năm.

PVTrans - Ảnh 1.

Nguồn: Báo cáo tài chính quý III/2021 của PVTrans.

Tổng tài sản của PVTrans tính đến cuối quý là 7.630 tỷ, tăng 10,5% so với ngày đầu năm, chủ yếu do tăng các khoản phải thu ngắn hạn khách hàng và tài sản cố định.

Lượng tiền nhàn rỗi của công ty không thay đổi nhiều so với đầu năm, hơn 2.066 tỷ đồng, chiếm 27% tổng tài sản. Trong đó tiền gửi ngân hàng dưới một năm hơn 1.823 tỷ, không chênh lệch nhiều so với cuối tháng 6.

Ở phía nguồn vốn, PVTrans đi vay hơn 1.235 tỷ, giảm 55 tỷ so với cuối quý II. Đặc biệt, khoản phải trả ngắn hạn khác gấp 5 lần ngày đầu năm, ở mức 413 tỷ đồng do ghi nhận cổ tức, lợi nhuận phải trả trong kỳ.

Minh Hằng

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.