|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Dịch COVID-19: Indonesia sắp tung gói kích thích kinh tế 725 triệu USD

18:59 | 05/03/2020
Chia sẻ
Indonesia đang hoàn tất 8 biện pháp sẽ được kết hợp trong gói kích thích kinh tế thứ hai nhằm giảm bớt các quy định xuất nhập khẩu khi chuỗi cung ứng bị đình trệ do dịch COVID-19.
Dịch COVID-19: Indonesia sắp tung gói kích thích kinh tế 725 triệu USD - Ảnh 1.

Indonesia sắp tung gói kích tích kinh tế thứ hai. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Ngày 4/3, Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cho biết gói kích thích này sẽ lớn hơn so với gói kích thích đầu tiên có tổng giá trị 10,3 nghìn tỷ rupiah (725 triệu USD), được công bố vào tuần trước nhằm hỗ trợ họạt động tiêu dùng và du lịch.

Theo ông Airlangga, các quy định thương mại của Indonesia sẽ được nới lỏng nhằm tạo đà thúc đẩy xuất khẩu.

Theo đó, một số giấy phép xuất nhập khẩu sẽ được xóa bỏ do bối cảnh hiện nay. Chính phủ Indonesia cũng sẽ cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế nhập khẩu nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước.

Cùng ngày, Tổng thống Joko Widodo kêu gọi các quan chức chính phủ nới lỏng và đơn giản hóa các thủ tục nhập khẩu trong bối cảnh nguồn cung từ Trung Quốc bị gián đoạn. Theo ông Widodo, nếu không phản ứng kịp thời, giá cả sẽ trong nước tăng vọt và đẩy lạm phát tăng cao.

Trước đó, hôm 2/3, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati cho biết khoảng 20-30% nguyên liệu thô cung cấp cho các cơ sở sản xuất nhựa, dệt may và sắt thép có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thậm chí đối với một số ngành công nghiệp khác, nguồn cung nguyên liệu thô từ quốc gia này chiếm tới 50%.

Theo bà Indrawati, Bộ Tài chính Indonesia cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ giải ngân tiền hoàn thuế nhằm cải thiện dòng tiền và giúp các doanh nghiệp mua nguyên liệu thô phục vụ cho sản xuất.

Trong khi đó, Bộ trưởng Công nghiệp Agus Gumiwang Kartasasmita khẳng định Chính phủ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua giảm thuế, thậm chí miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu thô. 

Ngoài ra, Bộ này cũng đang phối hợp với Bộ Doanh nghiệp Nhà nước và Ngân hàng Indonesia (BI) để giảm chi phí tín dụng và lãi suất cho vay nhằm giảm chi phí nhập khẩu.

Hôm 3/3, Thư ký Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Susiwijono Moegiarso cũng tiết lộ rằng, gói kích thích mới cũng sẽ tập trung cắt giảm thủ tục xuất khẩu đối với các sản phẩm gỗ, đồng thời cắt giảm chi phí hậu cần thông qua Hệ thống Một cửa Quốc gia Indonesia.

Về phần mình, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (Kadin) Shinta Kamdani cho rằng, việc nới lỏng thủ tục nhập khẩu là cần thiết nhằm tránh việc các nhà máy phải đóng cửa do nguồn cung bị gián đoạn. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể hoãn thuế doanh nghiệp 2-3 tháng sau khi dịch bệnh kết thúc.

Theo Cơ quan Thống kê Indonesia (BPS), năm 2019, quốc gia này đã nhập khẩu từ Trung Quốc 44,5 tỷ USD các sản phẩm phi dầu khí, trong đó chủ yếu là nguyên liệu thô, chiếm gần 30% tổng giá trị nhập khẩu. 

Dữ liệu của Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế cho biết, trong tuần cuối tháng 2/2020, nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm hơn một nửa so với cùng kỳ tháng 1/2020 xuống còn 463 triệu USD.

Hữu Chiến

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.