|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

'Địa phương nào cũng hưởng lợi khi Đồng bằng sông Cửu Long phát triển'

14:25 | 18/02/2018
Chia sẻ
Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định Nghị quyết phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long nhận được sự đồng lòng của người dân. Các địa phương sẽ đều được hưởng lợi công bằng.
dia phuong nao cung huong loi khi dong bang song cuu long phat trien

Nhân dịp năm mới Mậu Tuất 2018, Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà có cuộc trao đổi với Zing.vn về những vấn đề nóng bỏng của ngành trong năm qua.

Bộ trưởng cho rằng 2018 là thời điểm cần thiết, quan trọng để Bộ có những bước chuyển mình, hoạt động hiệu quả. Bên cạnh việc lấy vấn đề bảo vệ môi trường làm trọng tâm, Bộ sẽ cần tăng cường hiệu quả thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu.

"Các đầu mối đều chuyển động rồi", Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Phát triển ĐBSCL vì lợi ích dài hạn' Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh ĐBSCL được kỳ vọng trở thành đồng bằng chính của cả nước, gắn liền với phát triển thủy hải sản và thích ứng với biến đổi khí hậu.
dia phuong nao cung huong loi khi dong bang song cuu long phat trien

- Là người đứng đầu ngành tài nguyên môi trường, quản lý những lĩnh vực “nóng” như đất đai, khoáng sản, môi trường… xin Bộ trưởng cho biết những điểm nhấn của ngành trong năm 2017?

- Mục tiêu trọng tâm trong năm 2017 của Bộ TN&MT là kiểm soát, quản lý các vấn đề môi trường trong cả nước.

Trong năm vừa qua, Bộ tiếp tục triển khai hoàn thiện cơ chế chính sách, thể chế hóa các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương về công tác bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng hợp lý tài nguyên. Tập trung nhiệm vụ cải cách các thủ tục hành chính, đặc biệt trong một số hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, người dân và doanh nghiệp đất đai cải cách đến 40-50% thủ tục.

Năm 2017 chứng kiến hoạt động quan trọng của bộ, đặc biệt là Hội nghị Phát triển ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội nghị đã mở ra định hướng mới, biến các thách thức thành cơ hội cho vùng này. Nghị quyết về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu được ban hành, xác định các quan điểm, nhiệm vụ, lộ trình biến nơi đây trở thành đồng bằng phát triển chính trong tương lai.

dia phuong nao cung huong loi khi dong bang song cuu long phat trien
dia phuong nao cung huong loi khi dong bang song cuu long phat trien
dia phuong nao cung huong loi khi dong bang song cuu long phat trien
dia phuong nao cung huong loi khi dong bang song cuu long phat trien

Bên cạnh đó, Bộ tập trung giải quyết các vấn đề môi trường. Một số doanh nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao đã kịp khắc phục các tồn tại, đầu tư công nghệ bảo vệ môi trường, nhằm mang lại hiệu quả phát triển kinh tế xã hội.

Năm 2017 cũng là năm bản lề, thời điểm ý nghĩa cho những hành động cụ thể. Chúng tôi đã rà soát, sơ kết, tổng kết 3 vấn đề quan trọng: kinh tế biển, luật đất đai, Nghị quyết 24 ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và khai thác khoáng sản.

Đồng thời, Bộ xác định tạo ra nền tảng, sự đột phá có tính dài hạn. Bộ đang trình Chính phủ, Quốc hội sửa đổi 2 bộ luật: Luật Đất đai và Luật Bảo vệ môi trường. Chúng tôi cũng đang xây dựng sửa đổi 7 bộ luật khác, phù hợp với Luật Quy hoạch.

Năm 2018, Bộ TN&MT vừa tập trung giải quyết những vấn đề trước mắt, phức tạp, cụ thể. Bên cạnh đó, chúng tôi chuẩn bị tầm nhìn dài hạn cho các cơ chế chính sách, cụ thể hóa những chủ trương của Trung ương liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên, thích ứng với biển đổi khí hậu.

dia phuong nao cung huong loi khi dong bang song cuu long phat trien

- Nghị quyết về phát triển bền vững ĐBSCL được kỳ vọng đưa ra các giải pháp cụ thể để biến nơi đây thành đồng bằng trung tâm của cả nước, với tinh thần chủ động sống chung với ngập lụt, hạn hán, dịch chuyển cơ cấu kinh tế... Bộ TN&MT sẽ triển khai thực hiện như thế nào trong năm 2018, thưa Bộ trưởng?

- Bộ TN&MT là cơ quan giúp Chính phủ theo dõi, giám sát, đôn đốc triển khai thực hiện Nghị quyết 120. Bộ xây dựng kế hoạch cụ thể quy hoạch về đất đai, tài nguyên nước, môi trường có liên quan đến ĐBSCL cho từng bộ ngành, địa phương. Bộ sẽ tập trung, dựa trên tinh thần của nghị quyết để rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện phục vụ quy hoạch tổng thể của ĐBSCL phát triển kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đồng thời, Bộ triển khai thực hiện các dự án, xây dựng trung tâm dữ liệu về tài nguyên môi trường, kinh tế xã hội làm cơ sở quá trình hoạch định các chính sách của vùng.

dia phuong nao cung huong loi khi dong bang song cuu long phat trien

Với tư cách là cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT sẽ tiếp tục theo dõi phối hợp với các địa phương, làm tốt khâu điều phối. Hiện nay, liên quan đến vấn đề tài nguyên bảo vệ môi trường, Bộ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị, đàm phán để huy động các nguồn lực đầu tư, triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, chúng tôi đang đôn đốc, tham mưu cho chính phủ, các bộ ngành để có sự phân công cụ thể. Nghị quyết có nhắc tới thành lập cơ chế quỹ đồng bằng, Bộ Tài chính sẽ tổ chức hội thảo, bàn xem mô hình cơ chế tổ chức với quỹ này.

Hiện, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng đang hết sức tích cực triển khai nhiệm vụ cụ thể. Bộ TN&MT có trách nhiệm cập nhật thông tin, theo dõi, thông báo với Thủ tướng, kịp thời tham mưu nếu có vấn đề xảy ra.

dia phuong nao cung huong loi khi dong bang song cuu long phat trien

- Điều dư luận rất quan tâm là người dân sẽ đóng vai trò như thế nào trong việc giám sát, quản lý hiệu quả hoạt động của Nghị quyết. Bộ trưởng có thể chia sẻ?

- Nghị quyết 120 có nhiều nội dung người dân được tham gia ngay từ đầu. Ví dụ như quá trình xây dựng các chính sách có sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà quản lý, người dân ĐBSCL.

Nghị quyết này là trí tuệ của nhân dân. Trong quá trình triển khai, chúng ta có quy định để người dân tham gia. Sắp tới, khi xây dựng các quy hoạch tổng thể, các nhà khoa học, nhà quản lý, người dân sẽ có cơ chế giám sát.

Khi triển khai các dự án cụ thể, Mặt trận Tổ quốc đại diện người dân thể hiện tiếng nói, nguyện vọng của mình. Tôi hy vọng chúng ta có đầy đủ cơ chế để không xảy ra những vấn đề gì, với mục tiêu, những tính toán hết sức kỹ lưỡng gây ảnh hưởng bất lợi với người dân.

Nếu giả sử có vấn đề gì, mong rằng nó sẽ được phát hiện, điều chỉnh kịp thời ngay từ đầu.

- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định khu vực ĐBSCL sẽ chuyển thứ tự ưu tiên lúa - thuỷ sản - cây trồng sang thuỷ sản - cây trồng - lúa. Người dân, đặc biệt là người nông dân, lo ngại Nghị quyết 120 có thể ảnh hưởng tới kế sinh nhai. Liệu có khả năng một số địa phương phải hy sinh lợi ích, để góp phần hiện thực hóa Nghị quyết?

- Nghị quyết 120 tập trung giải quyết bài toán cùng có lợi, không có sự trả giá, hy sinh của bất kỳ địa phương nào. Chúng ta sẽ loại bớt những vấn đề chỉ có tính lợi ích ngắn hạn.

Hầu hết dự án, mô hình chúng ta tính toán đầu tư đều mang lại lợi ích ngắn hạn cũng như dài hạn cho toàn vùng. Các địa phương rất ủng hộ thực hiện Nghị quyết này.

Cho đến nay, nhiều nội dung, nhiệm vụ cụ thể đã và đang được triển khai. Tôi lấy ví dụ kế hoạch ĐBSCL chính là nội dung hiện được cụ thể hóa thành quy hoạch tổng thể. Các dự án về nguồn lực, nguồn vốn, hợp phần sinh kế bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển hạ tầng, xây dựng các trung tâm dữ liệu chung cho ĐBSCL đã được thực hiện.

Bên cạnh đó, nhiều nội dung quan trọng như rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch đã được đưa vào quy hoạch của Chính phủ để triển khai.

dia phuong nao cung huong loi khi dong bang song cuu long phat trien
dia phuong nao cung huong loi khi dong bang song cuu long phat trien

- Năm qua, Bộ TN&MT được các chuyên gia đánh giá có nhiều nỗ lực trong kiểm soát thành công các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm cao. Từ những bài học này, trong năm 2018, Bộ tiếp tục thực hiện những biện pháp gì để kiếm soát, phòng ngừa ô nhiễm môi trường?

- Chúng ta đang bước sang một giai đoạn mới, cần chuyển mình, đổi mới mô hình phát triển, nhận thức bảo vệ môi trường. Trong thời gian tới, bảo vệ môi trường là một trong 3 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm mối quan hệ hài hòa.

Môi trường cần được tiếp cận theo tinh thần xây dựng nền kinh tế xanh. Kinh nghiệm lâu nay của thế giới là phải lấy phòng ngừa, ngăn chặn làm chính. Bảo vệ môi trường cũng phải trên cơ sở tiếp cận các nguyên tắc, phương thức quản lý phù hợp.

Chúng ta phải quản lý môi trường ngay từ đầu dự án sản xuất. Với các loại hình công nghiệp có tiềm năng ô nhiễm, sử dụng công nghệ lạc hậu, chúng ta phải kiên quyết đưa vào danh sách để kiểm soát chặt chẽ bằng cả biện pháp hành chính, kinh tế, kỹ thuật.

Mặt khác, cần hết sức tạo điều kiện, khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp thân thiện môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. Để làm được vậy, Bộ cần khuyến khích, tạo điều kiện, cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư.

dia phuong nao cung huong loi khi dong bang song cuu long phat trien

- Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn tình trạng một số cán bộ địa chính, môi trường ở địa phương thờ ơ, đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế. Trong năm 2018, Bộ TN&MT sẽ giải quyết như thế nào, thưa Bộ trưởng?

-Tôi thừa nhận ngành tài nguyên môi trường còn tồn tại tình trạng "trên nóng dưới lạnh". Chính phủ quyết tâm không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, cán bộ ở dưới thì thờ ơ, vô cảm. Tình trạng đó một phần là do nhận thức. Lý do khách quan khác là năng lực hạn chế, sự vô trách nhiệm.

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ hoàn thiện văn bản luật, làm rõ trách nhiệm của từng cấp, ngành. Đồng thời, các công cụ quản lý, đánh giá chất lượng môi trường cần phải thực chất hơn.

Vấn đề giám sát, đánh giá là trách nhiệm của các cấp. Chúng tôi đang tham mưu Thủ tướng xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện môi trường của từng địa phương, cơ quan đơn vị. Sắp tới, ngành tài nguyên môi trường sẽ xây dựng mối quan hệ điều hành chặt chẽ hơn, tăng cường phối hợp giải quyết tốt hơn vấn đề môi trường, đánh giá hiệu quả từng cấp.

- Bộ trưởng đưa ra thông điệp gì cho năm 2018 để ngành tài nguyên môi trường chuyển biến thực sự?

- Tôi rất yêu thích phương châm 10 chữ vàng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”.

Kỷ cương là vấn đề chung của cả hệ thống, liêm chính thì hết sức quan trọng, cần được thể chế, minh bạch cụ thể hóa trong cơ chế chính sách, trong tổ chức triển khai thực hiện.

Còn vấn đề đổi mới sáng tạo tiếp tục là phương châm trong những năm tới đối với ngành tài nguyên môi trường. Cuối cùng, chỉ cần sự chung tay đồng lòng, chúng tôi chắc chắn sẽ thành công.

- Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Công Khanh - Trà My