Đi tìm 'chỗ nương tựa' cho nhà đầu tư
Hàng trăm ngàn tỷ đồng “nằm không”
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính tới cuối quý III/2021, số tài khoản thanh toán của cá nhân tại các ngân hàng đạt 110,92 triệu tài khoản. Số dư tiền gửi thanh toán đạt mức hơn 794.241 tỉ đồng, tăng thêm hơn 39.539 tỉ đồng so với thời điểm cuối quý II/2021. Tại Vietcombank, mức lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn chỉ ở mức 0,1%/năm. Điều này đồng nghĩa với việc hàng trăm ngàn tỉ đồng đang “nằm không” và chưa biết phải đi về đâu.
Theo đánh giá của Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, ở Việt Nam kênh đầu tư thực sự để sinh lời chỉ có bất động sản và chứng khoán. Đây cũng là những kênh đầu tư chuẩn mực nhất, được pháp luật bảo vệ và có khả năng sinh lời bằng tư duy và phân tích. Những kênh đầu tư như vàng, USD hay gửi tiết kiệm chỉ là kênh bảo toàn vốn.
Ở một góc nhìn khác, ông Lâm Minh Chánh, Chủ tịch Trường Quản trị Kinh doanh BizUni cho rằng các kênh để phòng thủ bao gồm gửi tiết kiệm, vàng và trái phiếu. Giữa chứng khoán và bất động sản, ông Chánh cho biết mình nghiêng về chứng khoán.
Bên cạnh những lợi ích về dài hạn, vị chuyên gia này còn chỉ ra rằng, kênh đầu tư chứng khoán có mức thanh khoản cao và có thể đầu tư với số vốn nhỏ còn bất động sản thì cần một số vốn ban đầu khá lớn và tính thanh khoản thấp.
Đi tìm lời giải cho bài toán “tiền nằm không”, chúng tôi đã có buổi phỏng vấn cùng ông Nguyễn Duy Quang, Giám đốc đầu tư của Công ty Quản lý Quỹ Thiên Việt (TVAM), một trong những quỹ đầu tư có thành tích trong top đầu hiện nay.
Xin ông đánh giá về tiềm năng của kênh đầu đầu tư chứng khoán, nhất là khi so sánh với các kênh đầu tư khác ở Việt Nam?
Theo tôi, chứng khoán hiện nay là kênh đầu tư hấp dẫn nhất so với tất cả các kênh đầu tư gián tiếp khác và đang thu hút sự quan tâm lớn của người Việt Nam cũng như sự ủng hộ tuyệt đối của Chính phủ. Về mặt tương quan giữa lợi nhuận và rủi ro, với hơn 15 năm trải nghiệm, tôi đánh giá chứng khoán là kênh đầu tư có thể mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho nhà đầu tư với mức độ rủi ro chỉ ở mức trung bình.
Đầu tư chứng khoán thực tế không rủi ro cao như chúng ta nghĩ miễn là nhà đầu tư phải thực sự chuyên nghiệp, có kiến thức, kinh nghiệm và phong cách đầu tư nghiêm túc thay cho tư tưởng đầu cơ, đánh quả và trông chờ vào sự may rủi.
Rủi ro thua lỗ sẽ rất thấp nếu chúng ta mua một cổ phiếu với giá thấp hơn giá trị thực và kiên nhẫn nắm giữ chờ đợi. Nếu các bạn không có đủ kiến thức và kinh nghiệm thì tham gia bất cứ lĩnh vực hay ngành nghề nào cũng đều là rủi ro cao, không chỉ riêng lĩnh vực chứng khoán.
Dẫn chứng cụ thể nhất là 5 năm vừa qua kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến cố lớn như chiến tranh thương mại và dịch bệnh lan rộng toàn thế giới nhưng chứng khoán vẫn mang lại lợi nhuận lớn cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp và kiên định.
Do đó, tôi khẳng định chứng khoán sẽ hấp dẫn hơn hẳn các kênh đầu tư truyền thống như tiền gửi, ngoại tệ với mức lợi nhuận khá khiêm tốn chỉ từ 0% - 6%/năm và vàng khoảng 9%/năm nhưng thường chỉ tăng giá khi kinh tế thế giới gặp biến cố lớn.
Một kênh đầu tư mới nổi có thể cạnh tranh với chứng khoán về tỷ suất lợi nhuận là tiền kỹ thuật số nhưng đây là kênh đầu tư hết sức rủi ro vì nhà đầu tư không đủ thông tin và trình độ để định giá, phân tích nên thắng thua trong thị trường này chỉ mang tính may rủi, không bền vững. Hiện tại, chỉ có kênh đầu tư bất động sản là có thể cạnh tranh với chứng khoán về tương quan giữa lợi nhuận và rủi ro.
Tuy nhiên, xét về quy mô đầu tư, tính thanh khoản và giá trị gia tăng mang lại cho xã hội thì bất động sản vẫn kém xa chứng khoán vì bất động sản đòi hỏi số vốn đầu tư ban đầu lớn và thời gian thu hồi vốn dài. Trong khi đó, chứng khoán có thể đáp ứng nhu cầu đầu tư với số vốn từ nhỏ đến rất lớn và thời gian thu hồi vốn rất nhanh nên thích hợp cho tất cả các thành phần nhà đầu tư.
Hơn nữa, chứng khoán còn là kênh dẫn vốn giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều của cải và giá trị gia tăng cho xã hội.
Tuy nhiên nhiều người cho rằng đầu tư chứng khoán là khá rủi ro, High Return cũng đồng nghĩa với High Risk. Vậy theo ông có tồn tại High Return - Low Risk trên thị trường không ?
Tôi cho rằng đối với những nhà đầu tư chuyên nghiệp có kinh nghiệm, thời gian, mối quan hệ và trình độ thì việc đầu tư với khẩu vị High return – Low risk vẫn có thể đạt được và đó là điều mà TVAM đang hướng đến. Nếu các bạn không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp nhưng vẫn muốn tham gia hưởng lợi từ sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam non trẻ với nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai thì cách duy nhất là ủy thác tài sản cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp quản lý mà cụ thể hơn là tham gia vào các quỹ đầu tư chủ động.
Vậy nhà đầu tư cần lưu tâm các tiêu chí gì khi gửi gắm tài sản cho một quỹ đầu tư, thưa ông ?
Tôi cho rằng nhà đầu tư nên lựa chọn loại hình quỹ đầu tư chủ động thay vì các quỹ đầu tư chỉ số vì đây là nhóm quỹ thực hiện đầu tư dựa vào phân tích, định giá, phán đoán và theo sát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nên trong dài hạn hiệu quả đầu tư chắc chắn sẽ tốt hơn và có thể mang lại lợi nhuận bất ngờ cho nhà đầu tư.
Trong khi đó, các quỹ chỉ số chỉ đầu tư vào một nhóm cổ phiếu đã được xác định trước và bỏ qua các yếu tố phân tích cơ bản với mục tiêu khiêm tốn hơn là đạt được mức lợi nhuận tương đương với tăng trưởng của chỉ số hoặc trung bình thị trường.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng nên xem xét hiệu quả đầu tư của quỹ có tốt và ổn định trong nhiều năm không, cũng như năng lực đầu tư, kinh nghiệm và tính trung thực của ban lãnh đạo quỹ. Mặt khác, uy tín của tổ chức giám sát và kiểm toán cho quỹ cũng là một yếu tố quan trọng cần chú ý để đảm bảo sự minh bạch tài chính.
TVAM có phải là một lựa chọn High Return – Low Risk ?
Tôi tin rằng tham gia vào các quỹ do TVAM quản lý là một lựa chọn High Return – Low Risk cho nhà đầu tư vì chúng tôi luôn trung thành với chiến lược đầu tư giá trị với tầm nhìn trung dài hạn, lựa chọn cổ phiếu trên cơ sở phân tích, bám sát doanh nghiệp và chỉ đầu tư vào những cổ phiếu có định giá thấp hơn giá trị thực thay vì đầu tư theo phong trào, chạy theo các đợt sóng mang tính ngắn hạn, đầu cơ nhiều rủi ro.
Tỷ suất lợi nhuận của các quỹ do TVAM quản lý trong 5 năm vừa qua cũng chứng minh rõ hiệu quả High return – Low risk mà tôi khẳng định. Cụ thể trong các năm 2017, 2020, 2021 là những năm TTCK tăng trưởng tốt, chúng tôi đều đạt mức lợi nhuận đột biến, vượt trội hoàn toàn so với thị trường chung là 61%, 40% và 64% so với mức tăng của VN-Index chỉ là 48%, 15% và 35%.
Ngược lại, trong năm 2018 là năm TTCK giảm mạnh với VNIndex giảm 9% và đa số các quỹ đầu tư trên thị trường đều giảm trên 12% thì quỹ của TVAM chỉ giảm 3%. Như vậy có thể thấy rõ khi thuận lợi TVAM đạt lợi nhuận rất cao và khi bất lợi thì TVAM cũng chỉ lỗ rất ít.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư F0 cho biết đã “nhân” nhiều lần tài khoản trong năm qua, liệu TVAM có điểm đặc biệt nào để những nhà đầu tư này xem xét đầu tư vào quỹ thay vì tiếp tục tự đầu tư ?
Theo quan điểm của tôi, năm 2021 là một năm đặc biệt thuận lợi vớI cơ hội dàn trải ở nhiều ngành nghề khác nhau cũng như cho tất cả các thành phần nhà đầu tư. Tuy nhiên, sự thuận lợi đó sẽ khó lặp lại trong tương lai gần và nhà đầu tư F0 sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận nếu không muốn nói là sẽ dễ dàng bị thua lỗ vì cơ hội sẽ không đến từ toàn thị trường mà chỉ ở một vài nhóm cổ phiếu riêng lẻ nên cần có phải có kỹ năng lựa chọn cổ phiếu của các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Tôi cho rằng điểm đặc biệt của TVAM để nhà đầu tư có thể kỳ vọng đến từ (1) Hiệu quả đầu tư hàng đầu thị trường trong 5 năm vừa qua với khẩu vị đầu tư High return – Low risk, (2) Mối quan hệ rộng rãi của đội ngũ đầu tư với các chuyên gia trong ngành và lãnh đạo doanh nghiệp và (3) Ban lãnh đạo với uy tín và nhiều năm kinh nghiệm trong ngành chứng khoán.
Cụ thể, Hội đồng đầu tư của TVAM gồm 4 thành viên, trong đó nổi bật có ông Nguyễn Trung Hà và bà Đinh Thị Hoa. Ông Hà là một trong những thành viên sáng lập của tập đoàn FPT và Ngân hàng ACB. Bà Hoa là người thành lập tập đoàn Galaxy, một trong những tập đoàn truyền thông và giải trí lớn nhất Việt Nam. Đặc biệt, đây là những nhân vật chủ chốt đã kiến tạo nên khoản đầu tư vào ví điện tử Momo, vừa trở thành kỳ lân công nghệ, mang lại mức lợi nhuận 100 lần sau 10 năm cho công ty chứng khoán Thiên Việt.
Riêng cá nhân tôi là giám đốc điều hành quỹ với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính, trong đó 15 năm kinh nghiệm trong ngành chứng khoán và đã từng công tác ở những tập đoàn đa quốc gia lớn như PricewaterhouseCoopers, Unilever, Procter & Gamble.
Xin ông chia sẻ thêm về kế hoạch phát triển của TVAM trong lĩnh vực quản lý quỹ
Chúng tôi đang huy động vốn cho quỹ TVGF4, là quỹ đại chúng thứ 4 của TVAM. Qũy TVGF4 là quỹ đóng với thời gian hoạt động 5 năm và niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE. Chiến lược của quỹ là đầu tư giá trị với tầm nhìn trung dài hạn và khẩu vị đầu tư là High Return – Low Risk. Quỹ có quy mô dự kiến 400 tỷ với mục tiêu đạt mức lợi nhuận ổn định 20%/năm trở lên và trả cổ tức đều đặn hàng năm cho nhà đầu tư.
Ngoài ra, để đảm bảo sự minh bạch tài chính tạo sự an tâm cho nhà đầu tư, quỹ TVGF4 sẽ được lưu ký và giám sát bởi ngân hàng BIDV và kiểm toán bởi một trong những công ty kiểm toán hàng đầu thế giới. Hiện nay chúng tôi đã huy động được khoảng 50% số vốn dự kiến, chủ yếu từ các nhà đầu tư lớn đã đồng hành với TVAM trong 5 năm qua và một phần vốn từ công ty chứng khoán Thiên Việt.
Đối tượng nhà đầu tư mà chúng tôi hướng đến sắp tới là những nhà đầu tư cá nhân có số vốn nhàn rỗi từ 100 triệu trở lên, mong muốn tìm kiếm lợi nhuận ổn định khoảng 20%/năm và mức độ chấp nhận rủi ro trung bình thấp.
Xin cảm ơn chia sẻ của ông !